1. Sâu cuốn lá:
Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND và Công điện khẩn số 04/UBND ngày 09/08/2010 của UBND huyện Yên Lập, trong đợt chỉ đạo phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ 5/8 đến 15/8/2010. Các xã thị trấn đã tích cực phòng trừ được 80-90% diện tích cần phải phun. Kết quả điều tra cụ thể ngày 17,18/08/2010 cho thấy.
Trên diện tích phun đạt hiệu quả: Mật độ sâu trung bình từ 5-7 c/m2, cao 10-12 c/m2, đảm bảo an toàn cho bộ Lá đòng.
Còn một số diện tích phun gặp mưa hoặc chưa đạt yêu cầu kỹ thuật mật độ sâu còn cao, trung bình từ 15-20 c/m2, cá biệt 40-50 c/m2, tuổi sâu chủ yếu 4,5 vẫn còn có sâu tuổi 1, 2, 3.
* Dự báo: Sâu non tuổi 1, 2, 3 còn lại và sâu tuổi 3, 4, 5 tuy mật độ thấp song mức độ phá hại mạnh, vì vậy nhiều diện tích vẫn bị trắng lá cục bộ. (Giai đoạn này ngưỡng phòng trừ 20c/m2).
* Biện pháp phòng trừ: Tất cả các xã tổng điều tra đồng ruộng phân loại từng khu đồng. Nêu mật độ sâu non >20 c/m2 (2khóm lúa có 1 con) vẫn phải phòng trừ. Do sâu non đại bộ phận đã lớn nên cần phun thuốc đặc hiệu như Regent 800WG, Rigell800WG, 50SC, Reagt 800WG, Rambo 800WG,..Hỗn hợp với thuốc Fastac 5EC, Bestox 5EC, Pertox 5EC,..phun 2 bình cho 1 sào. Phun các loại thuốc này có thể diệt được sâu đục thân, rầy, bọ xít,..
2. Bệnh khô vằn:
Hiện tại: Bệnh lây lan và phát triển mạnh (do thời tiết và ẩm độ thích hợp). Tỷ lệ hại trung bình 8-12%. Nơi cao 15-20%, cục bộ 20-30%. Tất cả các xã đều phát triển bệnh này
* Dự báo: Bệnh còn lây lan nhanh với tỷ lệ cao hơn do thời tiết và cây trồng rất thích hợp. Nếu không phòng trừ tốt sẽ gây lửng lép nhiều.
* Phòng trừ : Khi tỷ lệ hại >20% trở lên cần dụng các loại thuốc đặc hiệu như Validacin 5L, Anvil 5L, Tilt-Super 300EC,…Bệnh nặng cần phun lại sau lần phun trước từ 3-5ngày.
3. Rầy các loại:
Hiện tai đang phát sinh phát triển với mật độ trung bình từ 150-300c/m2, Cao từ 800-1000c/m2, cục bộ ổ lên tới 1800-2000c/m2, như Thượng Long, Mỹ Lương, Mỹ Lung, Đồng Lạc,…
* Dự báo: Rầy tiếp tục phát triển với mật độ cao hơn nữa. Cục bộ có thể gây cháy ổ, cháy chòm vào cuối tháng trở đi, các xã cần đặc biệt chú ý: Thượng Long, Mỹ Lương, Mỹ Lung, Đồng Thịnh, Đồng Lạc, Thị Trấn,…
* Phòng trừ: Khi mật độ >1000c/m2 mà bộ lá lúa còn xanh cần dùng các loại thuốc Actara 25WG, Admire 050EC, Midan 10WP, … Khi bộ lá lúa biến vàng hoặc lúa ở giai đoạn chắn xanh trở đi cần phun các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50EC, Trebon 10EC,…Dùng các loại thuốc này cần dẽ băng rộng 1-1,2m phun trực tiếp vào nơi có rầy đậu, để nâng cao hiệu quả.
4. Bọ xít dài:
Tiếp tục gây hại với mật độ trung bình 3-5c/m2, cao 6-8c/m2, cục bộ 15-20c/m2.
* Phòng trừ: Khi mật độ >6c/m2, cần dùng các loại thuốc đặc hiệu như Fastac 5EC,Bestox 5EC, Địch bách trùng 90SP,…Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
5. Bệnh sinh lý vàng lá:
Bệnh phát sinh và gây hại rải rác ở tất cả các xã, đặc biệt ở các chân cao hạn và chân sâu trũng, trên giống lúa thơm, lúa nếp, KD18,…
* Phòng trừ: Khi tỷ lệ khóm hại >5% cần dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Antracol 75WP, Tilt-Super 300EC, có thể kết hợp với phân bón lá K-H,..Để nâng cao hiệu quả
Ngoài ra còn có bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, gây hại nhẹ rải rác.
6. Chuột hại:
Chuột gây hại rải rác với tỷ lệ hại trung bình từ 1-2%, cao 5-6%.
* Phòng trừ: Dùng tổng hợp các biện pháp để tiêu diệt đàn chuột hại, để đàn chuột chỉ còn ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn cho mùa màng.
* Chú ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên đều pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ –SX
- UBND xã +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|