Thông báo cao điểm và dự báo sâu bệnh 10 ngày tới. Biện pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 8/2010

(Từ ngày 01/08/2010 đến ngày 10/08/2010)

I. Tình hình sâu bệnh kỳ 21-31/07/2010.

A. Trên lúa

1. Sâu cuốn lá:

Mật độ sâu non (tuổi 1, 2 ) trung bình từ 20-30c/m2, cao 40-50 c/m2, cục bộ 80-100 c/m2 (Thượng long, Đồng thịnh, Thị trấn,…). Diện tích nhiễm toàn huyện là 976,7 ha. Đã phòng trừ được 561,7 ha.

2. Bọ xít dài:

Vụ mùa năm 2010 xuất hiện sớm hơn mọi năm với mật độ 3-4 c/m2, cá biệt 15-20 c/m2. Diện tích nhiễm 212,5 ha, đã phòng trừ được 106,3 ha.

3. Rấy các loại:

Phát sinh, phát triển ở trên các chân ruộng trũng, ruộng ven rừng, ven làng với mật độ 30-50 c/m2, nơi cao 100-150 c/m2, mật độ ổ trứng 200-300 quả/m2.

4. Chuột hại:

Chuột gây hại rải rác với tỷ lệ hại từ 0,01-0,05%, cao 0,5-1%, cục bộ 3-5%. Diện tích hại 240ha.

5. Bệnh sinh lý:

Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại 2-5%

Ngoài ra còn có sâu đục thân, châu chấu, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.

B. Trên cây đỗ tương: Có sâu cuốn lá gây hại nhẹ đến cục bộ hại trung bình, mật độ từ 5-7 c/m2, nơi cao 10-15 c/m2. Diễn tích 1,07ha, đã phòng trừ 01ha.

II. Dự báo sâu bệnh từ 01-10/08. Biện pháp phòng trừ.

A. Trên cây lúa:

1. Đối với sâu cuốn lá:

Trưởng thành ra rộ cuối tháng 07/2010. Sâu non nở rộ từ 4/8 trở đi với mật độ cao vì thức ăn rất phù hợp (lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái) nên mật độ sâu non lên cao. Cụ thể: Mật độ sâu non trung bình 20-30c/m2, nơi cao50-60 c/m2, cục bộ 80-100 c/m2, cá biệt >100 c/m2. Các xã sau đây đặc biệt chú ý: Thượng long, Đồng thịnh, Thị trấn, Xuân viên, Xuân thủy, Lương sơn, Mỹ Lương,…Nếu không phòng trừ đuợc đợt này, nhiều diện tích sẽ bị trắng lá hoàn toàn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa.

* Phòng trừ: Giai đọan đẻ nhánh đến trước đứng cái khi mật độ sâu >40 c/m2  hoặc lúa ở giai đoạn cuối đẻ, đứng cái mật độ >20 c/m2, cần dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Regent 800 WG, Finico 800 WG, Reagt 800 WG, Rigell 800 WG, 50 SC, Aremex 36 EC,…Nếu mật độ sâu non cao (từ 40 c/m2 trở lên) cần hỗn hợp với các loại thuốc: Bestox 5 EC, Fastac 5 EC,…để nâng cao hiệu quả.  Dùng các loại thuốc này có thể hạn chế được sâu đục thân, bọ xít,…

Thời điểm phun: Từ  ngày 5/8 đến 10/8/2009 (đối trà mùa sớm), từ 7-12/08 đối trà mùa trung). Nếu gặp mưa to có thể kéo dài thời gian phun tới 15/08/2010.

2. Bọ xít dài:

Tiếp tục phát sinh gây hại với mật độ cao: Trung bình 2-3 c/m2, nơi cao 8-10 c/m2, cục bộ 12-20 c/m2.

* Phòng trừ: Khi mật độ >6 c/m2, cần phùn bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Fastac 5EC, Bestox 5EC, Địch bách trùng 90SP,…Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Sâu đục thân: Bướm ra rộ từ ngày 19-24/7 Sâu non tuổi 1,2 suất hiện từ ngày 02-07/8 trở đi gây hại trên trà trung ở giai đoạn làm đòng.

* Phòng trừ: Dùng các loại thuốc đặc hiệu như đối với sâu cuốn lá đã nêu ở trên, khi mật độ > 0,3 bướm/m2 hoặc 0,3 ổ trứng/m2. Thời gian phun thuốc tốt nhất sau bướm ra rộ từ 5-7 ngày. Thời điểm này nên phun sâu đục thân từ ngày 02-10/8/2010. Nếu tuổi 1, 2 trùng với sâu cuối lá thì chỉ cần phun 1 trong 2 đối tượng trên.

4. Rầy các loại:  Đang tích lũy và gia tăng ở các chân ruộng trũng, ruộng ven làng, ven suối với mật độ trung bình 50-100c/m2, nơi cao 300-500c/m2, cục bộ >1000c/m2.

* Phòng trừ: Khi mật độ > 1000c/m2 cần dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Midan 10 WP,…nếu mật độ rầy cao hỗn hợp với thuốc tiếp xúc như Trebon 10 EC, Bassa 50 EC,…để nâng cao hiệu quả.

5. Bệnh khô vằn: Phát sinh, phát triển ở tất cả các xã. Tỷ lệ hại từ 4-6%, trung bình 10-15%, cục bộ 20-30%.

* Phòng trừ: Khi tỷ lệ bệnh >20% cần phun phòng trừ bằng các loại thuốc: Anvil 5 SC, Levil 5 SC, Valydacin 5 L, Till-super 300 ND,…

6. Bệnh sinh lý vàng lá:

Phát triển mạnh ở chân ruộng dộc chua, chân cao hạn với tỷ lệ 2-3%, cao 5-10%

* Phòng trừ:  Khi tới ngưỡg cần phòng trừ các loại thuốc Antracol 70WP, Tilt- Super 300EC,…Phun kỹ.

Ngoài ra có bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại rải rác.

7. Chuột hại:

  Chuột gây hại rải rác, cục bộ nặng ở ruộng quanh rừng, ven khu dân cư, ven đường lớn.

* Phòng trừ: Tích cực tiêu diệt chuột bằng mọi biện pháp để đàn chuột chỉ ở mức thấp nhất, bảo đảm an toàn cho mùa màng.

B. Trên cây đỗ tương:

Có sâu ăn lá, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ gây hại nhẹ đến trung bình.

* Phòng trừ: Dùng thuốc Regent 800WG, Rigell 800WG,…Kết hợp với Bestoc 5EC để phòng trừ sâu hại, dùng Daconil 75WP, Tospin – M,… để phòng trừ bệnh lở cổ rễ, cháy lá.

* Chú ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên đều có thể phun kết hợp với thuốc Siêu trợ lực ENOMIL 30L để tăng độ bám dính và tăng hiệu quả của thuốc. Pha và phun theo hướng dẫn có in trên vỏ bao bì của nhà sản xuất.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

-  BCĐ –SX

-  UBND xã +Tổ KN

- Lưu

               TRƯỞNG TRẠM

             

           

                 Phùng Hữu Quý

.

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...