thông báo sâu bệnh kỳ 15 tháng 4 dự báo 10 ngày tới
Cẩm Khê - Tháng 4/2013

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh kỳ 15/4 và dự báo 10 ngày tới

I/ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH:

Hiện nay, các trà lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng, đòng già, là giai đoạn mẫn cảm với sâu bệnh và dễ bị thiệt hại lớn về năng suất. Theo kết quả điều tra sâu bệnh trên toàn  huyện, một số đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển có nguy cơ gây hại nặng diện rộng trong thời gian tới, cụ thể:

a. Bệnh khô vằn:

* Hiện nay: Do điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, bệnh đã phát triển lây lan nhanh diện rộng, tỷ lệ bệnh TB: 5-13.5%, cao 25.7%. Diện tích nhiễm: 544.8 ha, trong đó diện tích nhẹ: 381.1 ha, diện tích TB: 163.7ha. DT phòng trừ: 60,5 ha.

* Dự báo: thời gian tới bệnh tiếp tục phát triển lây lan gây hại diện rộng, cục bộ hại nặng đến rất nặng bộ trên những ruộng gieo cấy mau, to khóm, bón nhiều đạm, bón đạm muộn, phòng trừ không không kịp thời. Những xã cần lưu ý: Tiên Lương, Ngô Xá, Tuy Lộc, Sơn Tình, Phú Khê, Thanh Nga, Văn Khúc, Điêu Lương…

b. Bệnh đạo ôn:

* Hiện nay: Nguồn bệnh đã có trên đồng ruộng, bệnh gây hại trên lá TB 0.5%-2,5%. cá biệt: 5% (tại xã phú lạc trên giống lúa BC 15).

* Dự báo: Thời gian tới nếu điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi (trời ấm, âm u, ẩm độ không khí cao kéo dài) bệnh sẽ lây lan nhanh gây hại mức nhẹ - TB, cục bộ hại nặng  cổ bông gây lép lửng trên các giống nhiễm, bón thừa đạm, bón đạm muộn

c. Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng):

  * Hiện nay: mật độ rầy TB 200- 640con/m2, cá biệt 1000con/m2, Phát dục chủ yếu tuổi 2,3,4. mật độ ổ trứng : 40- 160 ổ/m2.

      * Dự báo: Thời gian tới rầy tiếp tục tích lũy mật độ, gia tăng gây hại mức nhẹ-TB, cục ổ nặng cần theo dõi chặt chẽ, phòng trừ kịp thời các ổ rầy.

d. Chuột hại:

* Hiện tại: chuột đang gây hại mạnh, tỷ lệ dảnh hại TB: 2.2- 4.6% .  Diện tích nhiễm 276.1 ha. 

* Dự báo: Chuột tiếp tục gây hại do thức ăn đòng lúa rất phù hợp, tỷ lệ hại TB từ 5 - 10 %, cao: 15-20%, hại nặng ven gò, những nơi phòng trừ kém hiệu quả,

Ngoài ra:   Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, phát sinh gây hại trên các giống nhiễm sau các trận mưa bão cần theo dõi, phòng trừ sớm. bọ xít dài, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh vàng lá , bệnh thối bẹ đen lép hạt …. gây hại cục bộ .

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP:

      - Đề nghị UBND các xã,TT tiếp tục chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn nữa công văn số 251/UBND-BVTV, ngày 28/3/2013 của chủ tịch UBND Huyện về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh vụ xuân. Chỉ đạo tổ khuyến nông, nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh, dự báo chính xác quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng (lưu ý: Bệnh khô vằn, Bệnh đạo ôn, rầy nâu, bệnh bạc lá…) Ra thông báo, chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật đạt hiệu quả.

 Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

* Bệnh khô vằn: Khi bệnh xuất hiện ngừng bón các loại phân hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, giữ nguyên mực nước, vơ bỏ dảnh bệnh. Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Cavil 50SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Lervil 5SC, Tilvil 50SC, V-T Vil 500SC ... để phun trừ, (ruộng có tỷ lệ bệnh hại nặng> 30%, hoặc phun xong gặp mưa phải phun lại lần 2, cách lần 1: 5-7 ngày).

* Bệnh đạo ôn: Trên khu đồng đã có đạo ôn lá, cần đặc biệt theo dõi bệnh đạo ôn cổ bông, Khi bệnh mới xuất hiện, ngừng bón các loại phân hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Katana 20SC, Bump 650 WP, Kansui 21,2 WP, Bemsuper 75WP, Fu-army 30WP... …( chú ý ruộng tỷ lệ bệnh hại nặng > 20% phải phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày

* Rầy các loại: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (35-40 con/khóm), sử dụng các loại thuốc: Victory 585EC, Actara 25WG, Admire 050EC, Oncol 25 WP, Sectox 10WP, Superista 25EC, Conphai 700 WG, Midan 10WP, Rockfos 550 EC...

* Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi bệnh mới xuất hiện ngừng bón các loại phân hóa học, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, vơ bỏ lá bệnh, phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu: Starwiner 20WP; Kozuma 3SL; Xanthomix 20WP; Sansai 20WP; Supercin 20 SL, Sasa 20WP...

* Chuột hại: Tăng cường tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp thủ công, ưu tiên diệt chuột bằng các thuốc sinh học, do thời điểm này cây lúa đang có đòng nên đánh thuốc hoá học chuột sẽ không ăn mồi, kém hiệu quả.

   *Ngoài ra: Điều tra phát hiện sớm và  phòng trừ ; Sâu đục thân, bọ xít, sâu cuốn lá, …

Lưu ý: Hướng dẫn Sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn - hiệu quả, theo 4 đúng( đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ - liều lượng, đúng cách.) ./.

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND (b/c)

- Chủ tịch, các PCT.(b/c)

-  Chi cục BVTV Phú thọ;(b/c)

- Các CQ, đoàn thể.

- Các xã, TT; các đại lý thuốc BVTV

- Lưu: VT.

             TRẠM TRƯỞNG

            Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Loading...