Thông báo sâu bệnh kỳ 09.5.2016, dự báo 10 ngày tới và BPPT
Tam Nông - Tháng 5/2016

(Từ ngày 09/05/2016 đến ngày 19/05/2016)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TAM NÔNG

 

Số: 25/TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 09 tháng 5 năm 2016

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 09/5/2016

Dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ

I.      TÌNH HÌNH SÂU BỆNH:

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Gây hại trên diện hẹp tại một số xã, thị trấn, mức độ hại nhẹ, cục bộ nặng ổ. Mật độ rầy phổ biến 200 - 400 con/m2, cao 800 con/m2, cục bộ 1500 - 2000 con/m2 (Thượng Nông, Dậu Dương, Tứ Mỹ, Thanh Uyên, Hiền Quan,  ...), phát dục chủ yếu tuổi 1, 2, 3. Mật độ trứng phổ biến 20 - 40 ổ/m2, cao 200 ổ/m2. Diện tích nhiễm 28,2 ha.

        * Dự báo:  Rầy các loại tiếp tục đẻ trứng và nở rầy non, mật độ sẽ ra tăng rất nhanh trong những ngày tới. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng trên các chân ruộng trũng. Các xã cần chú ý: Dậu Dương, Thượng Nông, Tứ Mỹ, Thanh Uyên, Hiền Quan, ...

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Phát sinh gây hại trên diện rộng ở hầu hết các xã, thị trấn, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 5 - 7%, cao 10 - 15%, cục bộ 20 - 25% (Hồng Đà, Dậu Dương, Hưng Hóa, Tam Cường, Tứ Mỹ, Thanh Uyên, Hiền Quan, ... ). Tổng diện tích nhiễm 590 ha, trong đó nhiễm nhẹ 480 ha, nhiễm trung bình 110 ha.

* Dự báo: Bệnh khô vằn tiếp tục phát triển lây lan nhanh và gây hại mạnh, nhất là trong giai đoạn lúa đòng già - trỗ bông - ngậm sữa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa cấy dầy, rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

3. Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống lúa lai Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, ... tại một số xã trong huyện. Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại nặng chòm ổ ( Hương Nộn, Tam Cường, ... ).

* Dự báo: Bệnh bạc lá, ĐSVK tiếp tục phát triển lây lan nhanh sau các trận mưa lớn và gây hại mạnh, nhất là trong giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông - ngậm sữa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng đất hẩu, cấy dầy, rậm rạp, bón phân muộn.

4. Các đối tượng khác: Chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, bọ xít dài phát sinh gây hại rải rác; Bệnh vàng lá sinh lý phát sinh hại cục bộ trên các chân ruộng đất chua, thiếu dinh dưỡng. Đề phòng đạo ôn cổ bông phát sinh trên nhưng diện tích đã nhiễm đạo ôn lá khi gặp thời tiết mát.

        II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo HTX NN, Tổ Khuyến nông tăng cường kiểm tra phát hiện các ổ dịch và thông báo cho bà con nông dân để phòng trừ triệt để, không để sâu, bệnh lây lan gây hại nặng.

- Trạm BVTV phối hợp với Phòng NN&PTNT, các phòng ban chuyên môn trong huyện tăng cường công tác kiểm tra nắm bắt tình hình sâu bệnh và đôn đốc công tác phòng trừ; Phối hợp với Cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn quản lý hệ thống kinh doanh buôn bán thuốc BVTV.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Rầy các loại: Những diện tích nhiễm có mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục được đăng ký để trừ rầy, cụ thể:

+ Giai đoạn lúa từ đòng già - chín sữa: sử dụng các loại thuốc có tác dụng nội hấp, lưu dẫn, phun không cần rẽ băng (Ví dụ: Victory 585EC, Babsac 600EC,....)

+ Giai đoạn chín sáp trở đi, sử sụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun phải rẽ băng rộng từ 0,8 - 1mét, phun kỹ vào gốc lúa (Ví dụ: Excel basa 50EC, Nibas 50ND, ...)

- Bệnh bạc lá, ĐSVK: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng; giữ đủ nước trong ruộng và phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc có trong danh mục. Ví dụ Starwiner 20 WP, Xanthomix 20WP, Kamsu 2SL, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Ruộng bị bệnh nặng cần phòng trừ kép (Lần 2 sau lần 1 từ  5 - 6 ngày).

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc có trong danh mục. Ví dụ như thuốc Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sieubem 777WP, Funhat 40WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì; Ruộng bị đạo ôn lá nặng cần phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ thấp thoi.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc có trong danh mục. Ví dụ như thuốc Cavil 50WP, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Duy trì mực nước trên ruộng từ 3 - 5 cm. Đối với diện tích bệnh hại nặng, tiến hành phun một trong các loại thuốc trừ bệnh như: Antracol 70 WP, Tilsuper 300 EC kết hợp với một trong các loại phân bón qua lá như K- H, Atonic, 5 chim én, ...

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các ổ châu chấu, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, chuột.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV (b/c);

- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRƯỞNG TRẠM

(Đã ký)

 

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...