Bao cáo sơ kết vụ mùa năm 2013
Thanh Sơn - Tháng 10/2013

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

BÁO CÁO

SƠ KẾT VỤ MÙA NĂM  2013

I. KHÁI QUÁT TÌNH  HÌNH SẢN XUẤT VỤ MÙA 2013

1. Đặc điểm tình hình.

 Sản xuất vụ mùa 2013 luôn được sự quan tâm chỉ đạo của  lãnh đạo  các cấp chính quyền. Lãnh đạo chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện đã ban  hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời đối với cơ sở, tập trung chỉ đạo chăm sóc và  phòng trừ sâu bệnh. Chỉ đạo tập trung vào thời vụ, cơ cấu giống. Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng xã, thị trấn để chủ động triển khai vụ mùa phấn đấu gieo trồng hết diện tích và vượt kế hoạch.  Tuy nhiên trong quá trình sản xuất cuối vụ thời tiết khắc nghiệt mưa lớn kéo dài, lượng mưa cao hơn mức trung bình nhiều năm gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt trùng vào giai đoạn lúa trỗ bông phơi màu ảnh hưởng lớn đến năng suất .

2. Kết quả chỉ đạo sản xuất:

* Công tác chỉ đạo:

            - UBND huyện đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2013 và thông báo chính sách hỗ trợ giá giống, chương trình hỗ trợ nông thôn mới trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp.  Ban hành các văn bản chỉ đạo chỉ đạo chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh, phân công tổ công tác chỉ đạo đôn đốc cơ sở chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sâu bệnh kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất vụ mùa.

*  Cây lúa:     

- Tổng diện tích cây lúa: 3.513 ha/3400 ha đạt 103,3% so với kế hoạch. Trong đó diện tích lúa lai 1465 ha chiếm 41,7% , diện tích áp dụng SRI là 1103 ha tăng 103 ha.

*  Cây trồng màu :

-  Ngô: 665,5 ha/650 ha KH, đạt 102,4% KH,  Lạc đã trồng: 306 ha tăng 96,3%  so với cùng kỳ, Rau các loại đã trồng 161,2 ha giảm 55,6 ha so với cùng kỳ.  * Cây lâm nghiệp : Tổng diện tích cây lâm nghiệp 80.167 ha.

 Đánh giá chung:  

          Được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, các nghành, các địa phương đã tích cực tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo sản xuất vụ mùa: Đảm bảo lượng giống, cấp nước cho sản xuất, thực hiện đúng khung lịch thời vụ tạo bước chuyển biến tích cực về sự đồng đều trong sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Diện tích  áp dụng SRI vượt kế hoạch và cao hơn cùng kỳ năm trước.  

II.  KẾT QỦA CÔNG TÁC BVTV VỤ MÙA  NĂM 2013.

1. Công tác điều tra phát hiện và diễn biến tình hình sâu bệnh trong vụ:                  

          a, Công tác điều tra:

- Trong vụ luôn duy trì tốt công tác điều tra dự tính dự báo, xác định đúng đối tượng sâu bệnh và thời gian phát sinh gây hại. Đã tổ chức điều tra được 24 kỳ và 2 kỳ  điều tra bổ xung trước cao điểm sâu bệnh tháng 8,9.

b, Diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trong vụ:

Cây trồng

Sâu bệnh

DT nhiễm

(ha)

Trong đó

DT phòng               trừ

Nhiễm nhẹ

Nhiễm T. bình

Nhiễm nặng

Lúa

Bệnh khô vằn

1569,2

1217,9

351,3

2002,3

Bệnh bạc lá

156,6

85,0

71,6

412,6

Bệnh đốm sọc vi khuẩn

1116,5

413,7

288,8

413

1714,2

Bệnh vàng lá  sinh lý

435

351,3

87,3

87,3

Bệnh đen lép

539,1

457,2

81,9

Chuột

635,0

573,1

61,9

199,4

Bọ xít dài

845,8

422,9

156,6

266,3

Ốc bươu vàng

846

325,9

162,9

357,2

626,1

Rầy các loại

398,3

398,3

Sâu cuốn lá

1190,3

630,9

559,4

1087,5

Cộng

7731,8

4876,2

1746,5

1108,1

6810

Chè

Bệnh thối búp

462,2

462,3

181,8

Bệnh  chấm sám

456,6

462,3

228,3

Rầy xanh

1456,6

500

500

456,6

1047

Nhện đỏ

218,3

218,3

Bọ xít muỗi

1270,3

1040,5

229,8

423,8

Cộng

5002,5

2846,1

1590,1

565,8

2363,3

Nhận xét:

Trong vụ mùa sâu bệnh phát sinh gây hại ở mức độ trung binh tương đương cùng kỳ năm trước gồm các đối tượng gây hại chính sau:

+ Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ : Phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình tập trung chủ yếu đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 mức độ nhẹ hơn cùng kỳ năm 2012(2230 ha).

- Bọ xít dài:Hại nhẹ đến trung bình cục chủ yếu tập trung trên các chân ruộng trỗ muộn  nặng hơn cùng kỳ năm 2012(289.2 ha).

- Ốc  bươu vàng hại nặng hơn cùng kỳ năm 2012(846,8 ha) tập trung chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng.

- Bệnh khô vằn:  Phát sinh cuối tháng 7, gây hại nặng giữa tháng 9 đến cuối tháng 9 chủ yếu tập trung trên những ruộng lúa tốt rậm rạp, bón phân không cân đối. Mức độ gây hại nhẹ  hơn vụ mùa năm 2012(1967,9 ha).

- Bệnh vàng lá sinh lý: Do điều kiện thời tiết đầu vụ nắng nóng bệnh gây hại đầu tháng 7 đến đầu tháng 8,  mức độ hại nhẹ đế trung bình, tập trung trên những ruộng dộc chua. Mức độ hại tương đương năm 2012(307 ha).

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa kéo dài tạo điều kiện cho bệnh phát sinh gây hại tập trung chủ trên giống lúa lúa lai mức độ hại nặng hơn cùng kỳ năm 2012(92,3 ha).

- Chuột gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên những chân ruộng ven làng, bờ mương lớn và khu vực nghĩa địa mức độ hại nặng hơn cùng kỳ năm 2012(194,9).

+ Trên chè:

- Bệnh thối búp hại nặng cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 do thời tiết trời  mưa ẩm thiếu ánh sáng, bệnh hại nặng hơn năm 2012.

- Nhện đỏ hại nặng vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 thời tiết khô hạn thuận lợi cho nhện phát triển. Mức độ hại nhẹ hơn năm 2012.

- Rầy xanh hại tập trung chủ yếu vào cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 mức độ hại nhẹ đến trung bình cục bộ nặng hơn cùng kỳ năm 2012(896 ha).

       -  Bọ cánh tơ  hại đặc biệt cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 do nắng  nóng kéo dài gây hại mức độ nhẹ đến trung bình cục bộ nặng hơn cùng kỳ năm 2012(752 ha).

- Bệnh đốm sám:  Mức độ hại nhẹ hơn cùng kỳ năm 2012( 752 ha).

2. Công tác phòng trừ:

a) Công tác chỉ đạo:

          - Ngay từ đầu vụ được sự chỉ đạo sát xao của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, UBND huyện, trạm đã chủ động công tác điều tra dự tính, dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh. Ra thông báo sâu bệnh gửi đến UBND các xã, Thị trấn. Tham mưu cho UBND huyện ra 04 công văn chỉ đạo tập trung chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại đến các xã, thị trấn.

 - Trong cao điểm sâu bệnh tháng 8, tháng 9, Trạm đã tổ chức điều tra  bổ sung bám sát đồng ruộng, ra thông báo 10 ngày 1 lần về tình hình sâu bệnh, huy động cán bộ cơ quan làm cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết, kiểm tra đôn đốc chỉ đạo phòng trừ ở các cơ sở.

- Tham gia tổ công tác do UBND huyện phân công trực tiếp xuống Các xã, Thị trấn đôn đốc, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

b) Kết quả phòng trừ :

- Trên lúa: Kết quả chỉ đạo phòng trừ tốt đã đảm bảo an toàn cho 3513 ha   ha lúa. Tổng lượt diện tích phòng trừ của các đối tượng sâu bệnh là 6810 ha .  Năng xuất lúa ước đạt 51,3 tạ/ha. Tỷ lệ thiệt hại bình quân chung về năng suất của các đối tượng sâu bệnh là 2,28% . Trong đó:


+ Sâu cuốn lá:     0,35 %

+ Bệnh khô vằn:  0,63%

+ Chuột hại:        0,09%

+ Bọ xít:              0,60%

+ Đen lép :           0,31.


- Trên chè: Tổng diện tích chè  phòng trừ 2363,3 gồm Bệnh thối búp, Đốm sám, Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Nhện đỏ đảm bảo sản lượng cho các vườn chè.    

          3. Công tác thanh tra BVTV:

- Phối hợp với thanh tra Chi cục và thanh tra liên ngành của huyện tổ chức kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Tổng số hộ kiểm tra 16 hộ trong đó 14 hộ vi phạm về không có bảng niêm yết giá, kho chứa hàng chưa đúng qui định sử lý nhắc nhở. Các hộ kinh doanh còn lại chấp hành đầy đủ đúng qui định của pháp luật.

- Phối hợp với thanh tra chi cục tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn và cập nhật các văn bản mới  cho 84 đại lý  nông dược. Cấp mới 16 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV theo đúng qui định của pháp lệnh BVTV.

- Điều tra được 107 hộ sử dụng thuốc BVTV trên các loại cây trồng( Lúa, Ngô, Chè) trong đó có 85 hộ sử dụng đúng thuốc BVTV, 21 hộ  hỗn hợp nhiều loại thuốc,  01 sử dụng không đúng loại thuốc trừ dịch hại.

          4. Công tác kiểm dịch thực vật:

- Thường xuyên phối hợp với trạm kiểm dịch thực vật kiểm tra 35 tấn giống lúa lai sau nhập khẩu của các cửa hàng đại lý kinh doanh lúa giống. 10 tấn ngô giống C919, NK4300..... , theo dõi sâu bệnh trên diện tích lúa lai, ngô gieo trồng ngoài đồng ruộng. Kết quả chưa phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật.

5. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:

- Trong vụ trạm đã tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến và phòng trừ bệnh cho 06 lớp với 274 người dân tham gia.

          - Chỉ đạo mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên địa bàn toàn huyện với tổng diện tích áp dụng là 1103 ha tăng 10,3%  so với KH. Phối hợp nghiệm thu các diện tích liền bờ, liền khoảnh áp dụng SRI để nhận hỗ trợ theo chính sách của UBND tỉnh được 612,9 ha.

Triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến trên diện tích 3,5 ha tại các xã (Sơn Hùng 1,5 ha, Địch Quả 2,0) năng suất bình quân đạt 62,6 /ha – 68,4 tạ /ha.

- Hướng dẫn xây dựng các mô hình tổ dịch vụ cung ứng thuốc và phun thuốc BVTV tập trung trên cây lúa( 05 ha), cây chè( 05ha), triển khai hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè ra thị trường gắn sản xuất với tiêu thụ hàng hoá. Mở rộng ứng dụng mô hình sản xuất chè theo hướng ViệtGap.

- Tham gia khảo nghiệm thuốc 03 thuốc BVTV trên các loại cây trồng đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc đề xuất thay thế các loại thuốc cũ kém hiệu quả phục vụ cho công tác chỉ đạo phòng trừ.

6. Công tác thông tin tuyên truyền.

- Viết 01 bài kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm sâu bệnh vụ mùa giử đài phát thanh các xã tuyên truyền giúp nông dân nắm được cách sử dụng thuốc, kỹ thuật phòng trừ áp dụng vào sản xuất.

- Phối hợp với đài phát thanh và truyền hình huyện tuyên truyền công tác phòng trừ sâu bệnh và tổ chức phun thuốc tập trung, sử dụng  an toàn, hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa.

IV. KẾT LUẬN  VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận: Vụ mùa năm 2013 trong điều kiện thời tiết diễn biến tương đối bất thuận cho sản xuất. Song luôn được sự chỉ đạo kiên quyết, có định hướng của UBND huyện, Lãnh đạo chi cục bảo vệ thực vật tỉnh và các cấp, các phòng ban chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, diện tích SRI vượt kế hoạch và cao hơn vụ mùa năm trước. Công tác bảo vệ thực vật được tăng cường, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc nên sản xuất vụ mùa năm 2013 vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.

2. Đề nghị:

- UBND huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng các cánh đồng mẫu và các mô hình dịch vụ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất cây trồng tăng thu nhập cho bà con nông dân.

 - Các cấp, các ngành cần tăng cường phối hợp với trạm BVTV trong công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. 

 - UBND các xã tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn, nhằm nâng cao năng suất cây trồng,  đổi mới  trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. 

  

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV tỉnh (b/c),

- UBND huyện, Huyện ủy (b/c),

- Các phòng ban chuyên môn,

- BCĐ sản xuất (b/c),

- Lưu.

Trạm trưởng

Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...