CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TX. PHÚ THỌ
Số: 15/BC - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú thọ, ngày 25 tháng 5 năm 2010
|
BÁO CÁO SƠ KẾT
CÔNG TÁC BVTV VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2010
Nhằm đánh giá tình hình và kết quả công tác BVTV vụ chiêm xuân năm 2010, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác BVTV vụ sau, năm sau. Trạm BVTV Phú thọ xây dựng báo cáo sơ kết công tác BVTV vụ chiêm xuân 2010 như sau:
I/ TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2010.
1.Thời tiết:
- Vụ chiêm xuân năm nay, tình hình thời tiết có những diễn biến bất thường. Đầu vụ có những đợt nắng nóng gay gắt, nền nhiệt độ vụ cao hơn trung bình nhiều năm, lượng mưa thấp, hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến gieo cấy cũng như sinh trưởng cây lúa nói riêng, cây trồng vụ chiêm xuân nói chung.
2. Cây trồng: Vụ chiêm xuân diện tích gieo trồng 2059,3 ha. Trong đó cây lúa 1001,8 ha, ngô 237,1 ha, rau 123,5 ha, lạc 206 ha, đậu tương 57,6 ha, cây trồng khác 435 ha.
Cơ cấu giống và thời vụ đối với cây lúa như sau:
Trà chiêm xuân sớm 202,8 ha. Gieo cấy bằng các giống Xi23, X21, DT13, KD18… Trà xuân muộn 799 ha. Gieo cấy bằng các giống KD18, Q5, các giống lúa lai, các giống khác 5-10%.
Nhìn chung cơ cấu giống và thời vụ trên tương đối phù hợp với tình hình đất đai, sản xuất vụ chiêm xuân. Tuy nhiên cơ cấu giống trên, tỷ lệ các giống lúa lai, lúa chất lượng cao còn thấp mới có 226 ha và bằng 22,5%.
3. Công tác chỉ đạo:
- Trong vụ chiêm xuân, công tác chỉ đạo sản xuất nói chung, công tác BVTV nói riêng đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thị uỷ, UBND Thị xã. Sự phối hợp chỉ đạo của các nghành, đoàn thể, chính quyền các địa phương, đặc biệt sự nỗ lực sản xuất và phòng trừ sâu bệnh của bà con nông dân, vì vậy mặc dù tình hình thời tiết rất khó khăn, song sản xuất vụ chiêm xuân năm nay đã đạt tháng lợi, năng xuất bình quân toàn thị ước đạt 51,5 tạ/ha, là vụ có năng suất cao.
II/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BVTV VỤ CHIÊM XUÂN 2010:
1. Kết quả theo dõi nắm diễm biến sâu bệnh vụ chiêm xuân:
Điều kiện thời tiết đầu vụ ấm nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh sớm, thành phần sâu bệnh phong phú và có những diễn biến phức tạp. Kết quả theo dõi tình hình diện tích nhiễm sâu bệnh, và diện tích phòng trừ cho vụ chiêm xuân thể hiện qua bảng sau:
TỔNG LƯỢT DIỆN TÍCH NHIỄM SÂU BỆNH VÀ PHÒNG TRỪ VỤ CHIÊM XUÂN 2010
STT
|
Cây trồng
|
Tên sâu bệnh
|
Diện tích nhiễm(ha)
|
|
Tổng số
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
Thiệt hại > 70%
|
DT Phòng trừ (ha)
|
Sâu đục thân
|
93,7
|
88
|
5,7
|
|
|
5,7
|
Ruồi, trĩ
|
104,6
|
104,6
|
|
|
|
|
Chuột
|
162,1
|
123,5
|
31,4
|
7,2
|
|
162,1
|
OBV
|
244,4
|
82,6
|
67
|
73,8
|
|
200
|
Bệnh sinh lý
|
49,6
|
|
12,4
|
37,2
|
|
49,6
|
Bệnh đạo ôn
|
108,8
|
82,4
|
24,4
|
|
|
24,4
|
Bệnh khô vằn
|
385,4
|
128,6
|
162,4
|
94,4
|
|
270,4
|
2
|
Đậu tương
|
Sâu cuốn lá
|
5,76
|
5,76
|
|
|
|
5,76
|
Sâu đục thân, đục quả
|
23,04
|
11,52
|
11,52
|
|
|
23,0
|
Sâu khoang
|
5,76
|
5,76
|
|
|
|
|
3
|
Cây ngô
|
Sâu cắn lá
|
74,8
|
56,1
|
18,7
|
|
|
37,4
|
Bệnh đốm lá
|
74,8
|
74,8
|
|
|
|
|
Bệnh khô vằn
|
23,7
|
23,7
|
|
|
|
|
4
|
Rau
|
Sâu xanh
|
62,5
|
12,5
|
25
|
25
|
|
50
|
Sâu tơ
|
38,1
|
13
|
18,1
|
7
|
|
25,1
|
Sâu khoang
|
26,3
|
26,3
|
|
|
|
26,3
|
Bọ nhảy
|
62,5
|
10
|
25,0
|
27,5
|
|
52,5
|
Rệp
|
10
|
|
|
10
|
|
10
|
a. Nhận xét đánh giá chung:
Sâu bệnh vụ chiêm xuân năm nay sâu bệnh phát sinh sớm hơn TBNN, thành phần đa dạng và có diễn biến phức tạp.
* Trên cây lúa:
+ Một số đối tượng như OBV, chuột, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn diện tích nhiễm có xu hướng gia tăng cao hơn vụ chiêm xuân 2009 và trung bình cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, mức độ nhẹ hơn cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân do tình hình thời tiết khô hạn kéo dài, đã hạn chế sự phát triển, lây lan và gây hại. SCLN, bọ xít dài, rầy có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ các năm.
+ Đánh giá sâu bệnh với các giống chính: Nhìn chung các giống lúa hiện có đều nhiễm sâu bệnh. Các giống KD18, nếp, lúa lai nhiễm các loại SĐT, bệnh khô vằn nặng hơn các giống như Q5, X21, Xi23. Giống Xi23 nhiễm bệnh sinh lý, rầy các loại, bệnh đạo ôn nặng hơn các giống khác…
* Trên cây đậu tương:
Diện tích trồng đậu tương vụ xuân năm 2010 tăng so với cùng kỳ năm trước, các giống đậu tương đều bị nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ đến trung bình. Đối tượng chính gây hại là sâu cuốn lá, sâu đục thân, đục cành, đục quả. Ngoài ra bệnh lở cổ rễ, sâu khoang, giòi đục ngọn gây hại nhẹ rải rác.
* Trên cây ngô: Sâu bệnh phát sinh gây hại nhẹ. Đối tượng chính là sâu xám, sâu cắn lá, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn. Ngoài ra sâu đục thân, rệp cờ, chuột, … gây hại rải rác.
* Trên cây rau: Sâu bệnh gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng. Đối tượng chính trên rau họ thập tự: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy phát sinh liên tục. Ngoài ra còn rệp, sâu khoang bệnh thối nhũn gây hại rải rác. Trên cây hành ăn lá, giòi đục lá phát sinh gây hại liên tục mức độ hại trung bình - nặng.
b. Diễn biến một số đối tượng hại chính:
* Trên cây lúa:
- Rầy các loại: Phát sinh sớm ngay từ giữa tháng 2 sớm hơn TBNN từ 15 - 20 ngày. Tuy nhiên rầy gây hại nhẹ hơn trung bình nhiều năm, lứa 2 cuối tháng 3 đầu tháng 4 gây hại nhẹ, lứa 3 cuối tháng 4 đầu tháng 5 xuất hiện trên diện rộng.
- OBV: Phát sinh gây hại từ tháng 2, tháng 3 mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng. Mật độ ốc phổ biến 3 - 5 c/m2, cao 15 - 30 c/m2, cục bộ trên 60 c/m2.
- Chuột hại: Phát sinh từ đầu tháng 3 gây hại trên tất cả các trà giống diện tích nhiễm 162,1 ha cao hơn cùng kỳ năm trước (Vụ chiêm xuân 2009 là 140 ha)
- Bệnh khô vằn: Bệnh xuất hiện cuối tháng 3, phát triển lây lan, gây hại mạnh từ giữa tháng 4, đầu tháng 5. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 7 - 12%, cao 25-30%, cục bộ trên 50 % (cao hơn so với vụ chiêm xuân 2009).
- Bệnh sinh lý: Phát sinh sớm ngay từ tháng 2 phát triển mạnh cuối 2 đầu tháng 3 mức độ từ trung bình đến nặng, diện tích nhiễm 49,6 ha, trong đó TB là 12,4 ha, nặng 37,2 ha thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (Vụ CX 2009 nhiễm 125,5 ha).
- Sâu đục thân: Phát sinh gây hại rải rác trong tháng 3, phát triển gây hại cuối tháng 4 đầu tháng 5, mức độ hại từ nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 93,7 ha, nhẹ 88 ha, trung bình 5,7 ha.
- Ngoài ra: Bọ xít dài, sâu cuốn lá, ruồi trĩ, bệnh bạc lá, đốm sọc VK phát sinh gây hại rải rác ở mức nhẹ hơn vụ chiêm xuân 2009.
* Trên cây đậu tương:
- Sâu cuốn lá, sâu khoang: Phát sinh gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 5,76 ha.
- Sâu đục thân, cành, đục quả: Phát sinh gây hại từ nhẹ - trung bình. Diện tích nhiễm là 23,04 ha, nhiễm nhẹ 11,52 ha, trung bình 11,52 ha.
2. Công tác điều tra dự tính dự báo:
Công tác điều tra dự tính dự báo được thực hiện thường xuyên liên tục từ thị đến cơ sở sản xuất.
- Ở thị: Trạm BVTV tổ chức thực hiện 22 kỳ điều tra DTDB và thống kê sâu bệnh, 1 kỳ điều tra bổ sung, phối hợp với phòng Kinh tế và các HTX NN tổ chức kiểm tra sâu bệnh đồng ruộng 62 lượt, tổ chức điều tra đánh giá thiệt hại sâu bệnh cuối vụ.
- Cơ sở: Tổ KN phối hợp với các HTX NN thường xuyên kiểm tra sâu bệnh định kỳ 5 - 7 ngày/lần nắm bắt kịp thời tình hình sâu bệnh. Do thực hiện tốt công tác DTDB và kiểm tra sâu bệnh thường xuyên nên đã phát hiện sớm và xác định chính xác được qui mô địa bàn nhiễm sâu bệnh và diện tích cần phòng trừ làm căn cứ cho công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đạt kết quả tốt.
3. Công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất:
Công tác chỉ đạo, phòng trừ sâu bệnh được triển khai sớm, chủ động và quyết liệt đã bảo đảm an toàn cho sản xuất.
- Ở Thị: Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thị xã, Chi cục BVTV tỉnh. Ngay từ đầu vụ sản xuất Trạm BVTV đã xây dựng và triển khai phương án BVTV vụ chiêm xuân đến tất cả các xã phường, các cơ quan, đoàn thể và các HTX NN. Trên cơ sở công tác DTDB, Trạm BVTV đã ra 6 thông báo, dự báo sâu bệnh tháng, thông báo dự báo cao điểm sâu bệnh vụ chiêm xuân, 2 thông báo sâu bệnh kỳ. Phòng Kinh tế sđã ra 2 công văn về chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa và đậu tương. Tham mưu cho UBND thị ra các công văn phòng trừ sâu bệnh vụ chiêm xuân.
- Ở địa phương: 100% các xã, phường đã củng cố ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cây trồng, vật nuôi để chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Tổ KN các xã phường phối hợp với các HTX NN thường xuyên kiểm tra sâu bệnh. Chỉ đạo đôn đốc các khu dân cư, và nông dân phòng trừ sâu bệnh.
Với sự chỉ đạo chủ động và quyết liệt từ thị đến cơ sở, sự nỗ lực của bà con nông dân vì vậy cơ bản diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng đã được phòng trừ một số diện tích nặng đã được phòng trừ 2 lần. Kết quả tổng lượt diện tích được phòng trừ trong vụ là 850,3 ha. Tổng số chuột diệt được trong vụ là 11219 con. Kết quả điều tra đánh giá thiệt hại do sâu bệnh trong vụ là 1,58 % thấp hơn nhiều so với mức an toàn sâu bệnh là 5%.
4. Kết quả công tác tuyên truyền tập huấn BVTV:
- Công tác tuyên truyền tập huấn về công tác BVTV đã được triển khai tích cực. Trạm BVTV phối hợp thường xuyên với đài truyền thanh thị xã thường xuyên tuyên truyền tình hình sâu bệnh, biện pháp phòng trừ trên đài phát thanh và truyền hình thị xã. Các địa phương, đài truyền thanh các xã thường xuyên tuyên truyền tình hình sâu bệnh, phổ biến các biện pháp phòng trừ đến nông dân, đặc biệt trong cao điểm sâu bệnh đài truyền thanh các xã phát liên tục hàng ngày.
- Công tác tập huấn tiếp tục được triển khai tích cực đã tổ chức 9 lớp tập huấn với 475 nông dân và cán bộ KN tham gia.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC BVTV VỤ CHIÊM XUÂN 2010:
1. Sâu bệnh:
- Vụ chiêm xuân năm nay sâu bệnh phát sinh sớm hơn TBNN thành phần đa dạng, diến biến phức tạp. Một số đối tượng nguy hiểm có xu hướng gia tăng như: Rầy các loại, chuột, bọ xít đen, OBV, khô vằn. Một số đối tượng phát sinh gây hại tương ứng các năm trước như: Rầy, bệnh đạo ôn… các đối tượng có xu hướng giảm như: Bọ xít dài, SCL.
2. Hoạt động công tác BVTV:
Công tác BVTV được tổ chức, trển khai sớm, chủ động tích cực. Công tác điều tra DTDB thực hiện chính xác, thường xuyên. Công tác chỉ đạo phòng trừ triển khai quyết liệt và hiệu quả cao. Công tác tập huấn tuyên truyền tích cực. Đặc biệt sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa phòng Kinh tế, Trạm BVTV với các ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương với sự nỗ lực của bà con nông dân. Vì vậy công tác BVTV đã hạn chế tối đa thiệt hại bảo vệ an toàn sản xuất.
3. Một số tồn tại công tác BVTV vụ chiêm xuân:
- Hệ thống KN cơ sở hoạt động chưa đều, một số nơi KN còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
- Một bộ phận nông dân nhận thức công tác BVTV còn hạn chế, phòng trừ chưa đúng kỹ thuật, thời điểm …
Trên đây là báo cáo sơ kết công tác BVTV Vụ chiêm xuân năm 2010. Nhằm đánh giá rút kinh nghiệm cho công tác BVTV năm sau.
Nơi nhận:
- LĐ Thị uỷ, UBND Thị (b/c)
- Chi cục BVTV (b/c)
- Các phòng ban, đoàn thể LQ
- UBND các xã, phường,
- Lưu.
|
TRẠM BVTV PHÚ THỌ
TRẠM TRƯỞNG
Dương Thư
|