Thông báo tình hình SB tháng 8, DB sâu bệnh tháng 9 và biện pháp phòng trừ
Phù Ninh - Tháng 9/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÙ NINH


           Số: 24  /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


             Phù Ninh, ngày 4  tháng  9  năm  2009

     

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 8,
 dự báo sâu bệnh tháng 9 và biện pháp phòng trừ

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ CHUỘT HẠI TRONG THÁNG 8:

Trong tháng 8, thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Tình hình sâu bệnh hại phát sinh gây hại trên diện rộng, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng đặc biệt là sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,…. Cụ thể như sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

          Gây hại trên diện rộng, mật độ sâu non trung bình 50 - 100 con/m2, cao 150 con/m2, cục bộ trên 200 con/m2. Mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng.  Diện tích nhiễm sâu cuốn lá 1923,6 ha, trong đó nhiễm trung bình 508,6 ha, nhiễm nặng 1219 ha. Các xã, thị trấn đã tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân từ 18/8, diện tích phun thuốc phòng trừ 1459 ha. Kết quả phòng trừ tốt không xẩy ra hiện tượng trắng lá.

 2. Sâu đục thân:

Gây hại chủ yếu trên trà lúa mùa sớm, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng. Diện tích nhiễm sâu đục thân 558,3 ha. Kết quả phòng trừ sâu đục thân đợt 1 từ 7 - 10/8, đợt 2 từ 18 - 22 tháng 8/2009  đã phun 1558,3 haa, trong đó đợt 1 là 1000 ha, đợt 2 là 558,3 ha và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên còn một số diện tích chưa phòng trừ triệt để nên tỷ lệ dảnh héo, bông bạc  trung bình 2,5%, cao 3%, cục bộ 5%, diện tích bị hại 188 ha, trong đó hại trung bình 18 ha ( Tiên Du, Phú Nham, Tử Đà, Gia Thanh,…).

3. Rầy các loại:

Rầy nâu hại nhẹ trên diện rộng, mật độ trung bình 500 - 1000 con/m2, cao 2000  con/m2, cục bộ trên 4000 con/m2 (Tiên Phú). Đã tiến hành phòng trừ cùng đợt với sâu cuốn lá, đục thân. Kết quả phòng trừ tốt, không để phát triển gây hại trên diện rộng.

4. Bệnh khô vằn:

          Bệnh xuất hiện gây hại trên diện rộng với tỷ lệ hại trung bình 1 - 5% , cao 10 - 15% , cục bộ trên 20 % dảnh hại. Diện tích nhiễm bệnh 376 ha, mức độ nhẹ đến trung bình. Diện tích phun thuốc phòng trừ 300 ha. Kết quả phòng trừ tốt, không để bệnh lây lan, phát triển gây hại ảnh hưởng đến năng suất.

5. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

           Xuất hiện ổ nhỏ tại một số xã như An Đạo, Tiên Du, Phú Nham với mức độ hại nhẹ.

6. Bọ xít dài: gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, mức độ hại trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven làng, đồi rừng, thung lũng, ruộng trỗ cực sớm, ruộng cấy lúa thơm.

7. Chuột hại: Diện tích bị hại 416 ha, trong đó hại trung bình 264 ha ở tất cả các xã.

8. Ngoài ra: Bệnh sinh lý, châu chấu, sâu cuốn lá lớn, sâu sừng xanh (sâu non bướm mắt rắn),… gây hại ở một số nơi.

II/ DỰ BÁO SÂU BỆNH VÀ CHUỘT HẠI TRONG THÁNG 9 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

          1. Trên lúa:

* Sâu đục thân: Cần chú ý chỉ đạo phòng trừ khi lúa trỗ được 5% (thấp thoi trỗ) bằng cách: Phối trộn các loại thuốc có hoạt chất Cartap như Gà Nòi 95SP, Patox 95SP,… với các thuốc chứa hoạt chất Fipronil như Rambo 800WG, Rigell 800WG, Finico 800WG, Dogent 800WG  pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật để phòng trừ.

* Rầy các loại: Cần chú ý theo dõi diễn biến từ giữa đến cuối tháng 9 trên những diện tích lúa trỗ muộn. Khi ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Superista 25EC, Penalty 40WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao thuốc; hoặc dùng thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC,... rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa.

* Bọ xít dài: Tập trung gây hại những diện tích lúa trỗ muộn hơn so với trà lúa. Những ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ  vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

* Ngoài ra: Tiếp tục diệt chuột bằng mọi biện pháp bẫy bả, bệnh sinh lý bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

2. Trên cây ngô đông:

* Bệnh sinh lý (vàng lá, chân chì): Bệnh gây hại trên những chân ruộng thấp, ngập nước, đất ướt ở giai đoạn mới đặt bầu ngô đến 4 lá trong giữa đến cuối tháng 9, đầu tháng 10. Bệnh hại làm cho cây còi cọc, chậm phát triển và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển về sau của cây.

Biện pháp phòng chống: Cần làm đất kỹ, lên luống cao, khi đặt bầu nếu đất còn ướt phải dùng đất bột lót 1 lớp mỏng trước khi đặt bầu, bón lót đầy đủ phân chuông, NPK. Những ruộng đã bị hại dùng lân ngâm với nước giải tưới, phun phân bón qua lá để cây phục hồi.

* Sâu xám, nhậy (bọ hung): Gây hại chủ yếu trên chân đất cao, đất bãi ven sông, mức độ hại nhẹ đến trung bình làm giảm mật độ cây con. Giai đoạn hại mạnh nhất từ khi gieo đến 4 lá vào giữa đến cuối tháng 9.

Biện pháp phòng chống: Với ngô gieo hạt, trước khi gieo ngâm 01 kg hạt giống vào dung dịch thuốc Regent 800 WG hoặc Rigell 800 WG, Rambo 800 WG (pha 01 gói thuốc trên trong 2 - 4 lít nước) trong 1 - 2 giờ để bảo vệ hạt giống, mần hạt khỏi sự gây hại của kiến, sâu xám, bọ hung trong giai đoạn nảy mần.

Những ruộng bị hại nặng dùng các loại thuốc, pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì để diệt trừ. Chú ý phải phun vào mờ sáng hoặc sẩm tối giai đoạn sâu hoạt động mạnh.

* Sâu ăn lá; Xuất hiện gây hại khi cây ngô được 3 - 4 lá trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

Phòng trừ: Dùng các loại thuốc như Bestox 5 EC, hoặc Rigell 800 WG, Rambo 800 WG,… pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì để diệt trừ.

Nơi nhận:

- Các đ/c TTHU, HĐND, UBND huyện;

- UBMTTQ, các đoàn thể nhân dân;

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- Các phòng ban huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu VT.

PHỤ TRÁCH TRẠM

Cao Văn Tài

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...