I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn, rầy các loại gây hại nhẹ.
- Sâu đục thân, chuột,bệnh sinh lý,… gây hại nhẹ đến trung bình.
2. Trên chè:
- Bọ xít muỗi, rầy xanh, bệnh đốm nâu, bọ cánh tơ gây hại nhẹ.
3. Trên ngô: Sâu xám, sâu ăn lá, bệnh khô vằn, đốm lá, chuột... hại nhẹ
4. Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo, mỡ, bồ đề, bạch đàn.
- Châu chấu tre gây hại cục bộ trên rừng tre, mai, luồng tại các xã: Ngọc Lập, thị trấn Yên Lập, Nga Hoàng.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2015:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại mạnh. Mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm.
- Rầy các loại: Gây hại nhẹ,trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh sau các trận mưa bão lớn gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống nhiễm cấy mau, bón phân không cân đối bón nhiều đạm...đặc biệt lưu ý những ruộng bị lũ trào qua hoặc ngập nước... Các xã cần chú ý: Đồng Thịnh, Hưng Long, Xuân Viên, thị trấn Yên Lập,…
- Chuột: gây hại mức nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò,ven bờ lớn, kênh mương, ven làng.
- Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài gây hại rải rác.
2. Trên chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên ngô: Sâu ăn lá, sâu đục thân đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, chuột... hại nhẹ đến trung bình.
4. Cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn...
- Châu chấu tre phát tán, lây lan và gây hại trên tre, hóp, nứa, mai, luồng mức độ gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng ở các ổ dịch cũ.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các ổ dịch hại.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Jinggangmeisu 10WP,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, Rockfos 550EC, Sectox 10WP,... (phun không cần rẽ băng); hoặc sử dụng thuốc Bassa 50EC, Nibas 50EC,... (rẽ băng rộng 0,8 - 1,2 m, phun kỹ vào gốc lúa), pha, phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, Khi ruộng chớm bị bệnh phải ngừng bón các loại phân hóa học, phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng và cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu sau: Starwiner 20 WP, Xanthomix 20 WP, ... Ruộng bị nặng phải phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Tiếp tục diệt chuột thường xuyên bằng các biện pháp tổng hợp: Thủ công, bẫy, bả….
2. Trên chè: Phòng trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh phồng lá bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
3. Trên cây ngô: Chăm sóc phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu, tích cực diệt chuột.
4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục điều tra theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn.
- Đối với châu chấu tre cần tiếp tục điều tra, phát hiện sớm các ổ châu chấu mới nở và diệt trừ kịp thời khi châu chấu còn co cụm bằng các biện pháp tổng hợp như: vợt bắt khi châu chấu co cụm ổ nhỏ, hoặc dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh xoáy chôn ốc nơi có các ổ dịch, sử dụng thuốc Victory 585EC, pha phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c);
- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;
Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;
- UBND các xã, TT ;
- Lưu CQ;
|
TRẠM TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Văn Minh
|