Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 8 dự báo tình hình sâu bệnh tháng 9
Tam Nông - Tháng 9/2012

(Từ ngày 01/09/2012 đến ngày 30/09/2012)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TAM NÔNG
Số: 07/TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 12 tháng 9  năm 2012

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 8
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9/2012

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2012:

1. Trên lúa:

           + Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ - trung bình cục bộ ổ nặng. Tổng diện tích nhiễm 2039,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1070,9 ha, nhiễm trung bình 867,2 ha, nhiễm nặng 91,4 ha. Diện tích đã phòng trừ là 1107 ha, trong đó phòng trừ lần 2 là 100 ha.

           + Sâu đục thân gây hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 266,4 ha trong đó nhiễm nhẹ là 210,7 ha và nhiễm trung bình là 55,7 ha.

           + Châu chấu: Gây hại nhẹ 290,8 ha, cục bộ hại nặng ở một số nơi.

           + Chuột: Hại cục bộ một số nơi sau ảnh hưởng mưa lớn của cơn bão số 5 với diện tích nhiễm nhẹ là 47,8 ha.

           + Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 215,1 ha trong đó nhiễm trung bình là 47,9 ha.

2. Trên ngô xuân:

              Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng. bệnh sinh lý gây hại nhẹ sau mưa lớn.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2012:

1. Trên ngô đông:

           - Châu chấu: Gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng ở một số nơi có diện tích ngô soi bãi, trên ruộng lúa mùa nhiễm châu chấu chưa được phòng trừ kịp thời.

- Chuột, sâu xám: Gây hại trên ngô giai đoạn mới trồng đến 4 lá, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Bệnh sinh lý: Xuất hiện trên ngô mới trồng, trên chân ruộng vàn thấp, ruộng trũng nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Ngoài ra: Sâu ăn lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.

2. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên rau cải.

- Ngoài ra: Rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên cây lúa:

Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh cuối vụ (trên diện tích lúa trỗ muộn) đặc bịêt là rầy các loại và bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.

- Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

+ Ruộng bị bệnh không được bón thêm phân hay phun phân bón lá.

+ Ruộng chớm bị bệnh phun bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu sau: Starwiner 20WP, Kozuma 3 SL, Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Sansai 20WP. Pha 2 gói/ bình 12 - 16 lít phun cho 1 sào.

 - Rầy các loại:

+ Chỉ phun trên những ruộng có mật độ rầy từ 30 đến 40 con/khóm (tương đương 1.500 con/m2).

+ Dùng một trong các loại thuốc đặc hiệu sau: Tasodant 600EC, Victory 585EC pha 40 ml/bình 12 - 16 lít phun cho một sào.

+ Ngoài ra có thể dùng một trong các loại thuốc Superista 25EC, Bassa 50 EC, Jetan 50 EC hỗn hợp với  một trong các loại thuốc thuốc: Penalty 40 WP, Sectox 10 WP, Actara 25 WP, Midan 10 WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì; Cần rẽ băng rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.

2. Trên ngô đông:

           - Châu chấu: Dùng một trong các loại thuốc Địch bách trùng, Bestox 5SC, Pertox ...phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

           - Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như Regent 800WG, Finico 800 WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, … phun vào buổi chiều tối; hoặc sử dụng thuốc Padan 4G, Regent 0.3G,... rắc xung quanh gốc ngô theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

              - Bệnh sinh lý: Khi ruộng chớm bị bệnh sinh lý, dùng lân ngâm với nước giải 3 - 4 ngày sau đó pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng phân bón lá Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

* Lưu ý:

          - Khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa đã chín đề phòng mưa lớn ở cuối vụ và giải phóng đất nhanh trả lại mặt bằng cho sản xuất cây vụ đông.

          - Diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

          - Diệt trừ châu chấu để bảo vệ sản xuất cây vụ đông.

          - Triển khai các mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất vụ đông.

Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTHU- TTUBND huyện;
- Phòng NN&PTNT huyện;
- Thành viên BCĐSX huyện;
- Các ban ngành liên quan;
- Đài TTTH huyện;
- UBND các xã và thị trấn;
- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

Phùng Anh Giang

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...