thông báo tình hình sâu bệnh tháng 10 dự báo sâu bệnh tháng 11
Thanh Sơn - Tháng 12/2012

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 11/2012

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2012:

1. Trên ngô đông:

- Bệnh sinh lý gây hại cục bộ. Diện tích nhiễm 87,2 ha, chủ yếu nhẹ đến trung bình; diện tích phòng trừ 87,2 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu xám, châu chấu gây hại nhẹ.

2. Trên rau:

- Bọ nhảy gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm  7 ha, trong đó nhẹ đến trung bình 5 ha, nặng 2 ha; diện tích phòng trừ 2 ha.

- Ngoài ra: Sâu xanh gây hại nhẹ đến trung bình. Sâu khoang, rệp gây hại cục bộ. Sâu tơ, bệnh thối nhũn hại nhẹ. Bệnh héo vàng trên cà chua hại nhẹ.

4. Trên đậu tương: Sâu cuốn lá, Dòi đục thân, sâu xanh, rệp hại nhẹ.

5. Trên chè:

- Rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm xám gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm rầy xanh 935,6 ha, trong đó nặng 447,2 ha; diện tích phòng trừ 447,2 ha. Diện tích nhiễm bọ xít muỗi 476,8 ha, trong đó nặng 142,1 ha; diện tích phòng trừ 142,1 ha.

- Bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ đến trung bình.

6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh gây hại cục bộ trên rừng bồ đề tại xã Thượng  Cửu; diện tích nhiễm 8 ha, trong đó nặng 3 ha, diện tích đã phòng trừ 7 ha.  

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2012:

1. Trên ngô:

- Rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Sâu đục thân, đục bắp, bệnh sinh lý, châu chấu, sâu cắn lá gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột gây hại cục bộ.

3. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn hại bắp cải, rau cải, su hào, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Rệp muội phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh.

- Bệnh héo vàng, bệnh sương mai, sâu đục quả hại nhẹ đến trung bình trên cây cà chua.

4. Trên đậu tương: Sâu cuốn lá gây hại cục bộ. Dòi đục thân, sâu xanh, rệp gây hại nhẹ.

5. Trên chè: Các đối tư­ợng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên chè tận thu búp. Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ đến trung bình.

6. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ keo, bạch đàn.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên cây ngô:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Anvil 5SC; Validan 5WP; Valivithaco 3S, 5S; An tracol 70 WP, ... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

 - Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng thuốc Antracol 70 WP; Anvil 5SC, ... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng chớm bị bệnh sinh lý, dùng lân pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng phân bón lá Pomior; Komix; Antonik, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ngoài ra: Chú ý phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục.

2. Trên cây rau: Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

     - Bọ nhảy: Khi mật độ trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc Shertin 1.8EC, 3.6EC; Aremec 36EC, ... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

    - Sâu tơ: Khi mật độ trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc Silsau 1.8EC, 3.6 EC; Ratoin 1.0EC, 5WDG; Tập Kỳ 1.8 EC; Shertin 1.8EC, 3.6EC, ... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

   - Bệnh thối nhũn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây hại, sử dụng các loại thuốc Starner 20WP; Kamsu 2L, ... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Trên cây đậu tương: Theo dõi các đối tượng sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời sâu bệnh đến ngưỡng bằng thuốc đặc hiệu.

4. Trên cây chè: Hái tận thu búp, phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám nơi có mật độ cao bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.

5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại cây con ở vườn ươm bằng các thuốc đặc hiệu

Nơi nhận:                       

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,

- UBND 23 xã, TT,

- Đài truyền thanh huyện,

- Lưu vt    .                                                        

TRẠM TRƯỞNG

                 

                   Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...