BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2012
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2012.
1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện và các ban nghành đã tích cực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn đảm bảo khắc phục sản xuất. Chỉ đạo tập trung vào khâu giống, thời vụ, cơ cấu giống, trà hợp lý. Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng xã, thị trấn để chủ động triển khai sản xuất; phấn đấu gieo trồng hết diện tích và vượt kế hoạch. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật SRI và giàn sạ kéo tay.
UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời xuống cơ sở. Tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa và các loại cây trồng khắc phục điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại vụ chiêm xuân; giải phóng đất để kịp thời sản xuất vụ mùa, tích ngân sách hỗ trợ phân bón Pomior cho toàn bộ diện tích lúa trên địa bàn.
Phân công cán bộ xuống cơ sở bám sát địa bàn được phân công nắm bắt tình hình sản xuất của cơ sở để tham mưu và giải quyết kịp thời các vướng mắc.
UBND các xã đã quan tâm chỉ đạo, củng cố lại ban chỉ đạo sản xuất, phân công các thành viên đôn đốc sản xuất, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (SRI) và Gieo xạ, chỉ đạo kịp thời các cao điểm phòng trừ sâu bệnh giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
Chính sách hỗ trợ các mặt hàng vật tư nông nghiệp và cơ chế mua phân trả chậm tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.
Giá mặt hàng nông sản, thực phẩm được ổn định và luôn giữ ở mức cao, dễ tiêu thụ thúc đẩy nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.
2. Khó khăn:
Sản xuất năm 2012 diễn ra trong điều kiện thuận lợi về thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại , ẩm độ không khí cao. Có nắng mưa đan xen trong ngày làm phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh hại; giai đoạn cây lúa làm đòng, trỗ bông bị thiếu nước trầm trọng đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng. Thu hoạch vụ xuân muộn hơn các năm trước khoảng 10 ngày gây khó khăn cho sản xuất vụ mùa,; Sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng mức độ hại nặng hơn trung bình năm 2011. đặc biệt mưa nhiều kéo dài vào thời điểm tháng 8; 9 làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc BVTV.
UBND một số xã chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của khuyến nông, chưa quan tâm đến công tác chỉ đạo sản xuất, chưa mạnh dạn đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT:
Tổng diện tích gieo trồng .
+ Cây lúa: 6633ha/6590 ha đạt 101% KH. Trong đó lúa lai chiếm 58,7 %. Năng suất ước đạt 54,8 ta/ha vượt so với năm 2011 là 1.8tạ/ ha. Diện tích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn xạ kéo tay 36,2 ha. Mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) cả 2 vụ 2111 ha.
+ Cây ngô: 2130,3 ha đạt 97 % KH năng suất ước đạt 48 tạ/ha.
+ Đậu tương: 342 ha
+ Cây khoai lang: 288,3 ha
+ Cây lạc: 317 ha
+ Cây Sắn: 2184,8 ha năng suất dự kiến đạt 130 tạ/ha.
+ Khoai tây: 56,5 ha
+ Cây chè: Tổng diện tích chè 2000 ha.Trong đó diện tích cho thu hoạch là 1967 ha năng suất chè 109 tạ/ha.
* Đánh giá chung:
Sản xuất năm 2012 trong điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sản xuất ngay từ đầu vụ rét hạn kéo dài. Song có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh; Huyện ủy, UBND các cấp, các ngành, cán bộ tập trung chỉ đạo sản xuất đã bám sát địa bàn cơ sở được phân công, chuyển đổi kịp thời cơ cấu giống, mùa vụ. Năng suất năm 2012 đạt khá; các cây rau màu năng suất đạt cao hơn cùng kỳ năm 2011.
III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BVTV NĂM 2011.
1.Công tác điều tra phát hiện và diễn biến tình hình sâu bệnh trong vụ
a. Công tác điều tra:
Trong năm 2012 đã bám chắc địa bàn, đảm bảo 52 kỳ điều tra định kỳ, 04 kỳ điều tra bổ sung phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng đảm bảo an toàn sâu bệnh giữ vững năng suất lúa, ngô, Lạc, đỗ và các cây trồng khác.
b. Diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trong năm:
Cây trồng
|
Sâu bệnh
|
DT nhiễm
(ha)
|
Trong đó
|
DT phòng trừ
|
Nhiễm nhẹ
|
Nhiễm T.bình
|
Nhiễm nặng
|
Lúa
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
2230
|
1647.7
|
532.6
|
49.7
|
1682
|
Rầy các loại
|
1976
|
735.4
|
915
|
325.6
|
1097.6
|
Ốc bươu vàng
|
225.5
|
225.5
|
|
|
225.5
|
Ruồi hại lá
|
462.3
|
267.6
|
194.7
|
|
194.4
|
Chuột
|
609
|
401.7
|
207.3
|
|
501.1
|
Bệnh khô vằn
|
2447.6
|
1359.1
|
832.8
|
255.7
|
1166.6
|
Bệnh sinh lý
|
307.1
|
241.4
|
65.7
|
|
65.7
|
Đốm sọc VK
|
92.3
|
92.3
|
|
|
92.3
|
Bệnh đạo ôn
|
267.6
|
267.6
|
|
|
92.3
|
Bọ xít dài
|
289.2
|
289.2
|
|
|
289.2
|
Tổng
|
8906.6
|
5527.5
|
2748.1
|
631
|
5406.7
|
Ngô
|
Sâu sám
|
22.1
|
|
|
|
22.1
|
Bệnh sinh lý
|
87.2
|
|
|
|
87.2
|
Bệnh khô vằn
|
147.4
|
|
|
|
147.1
|
Tổng
|
256.7
|
|
|
|
256.4
|
Chè
|
Rầy xanh
|
1994
|
753.4
|
915
|
325.6
|
1087.6
|
Nhện đỏ
|
968.2
|
630.6
|
168.8
|
168.8
|
168.8
|
Bọ cánh tơ
|
752.1
|
467.8
|
284.3
|
|
447.1
|
Bọ xít muỗi
|
896
|
610.5
|
285.5
|
|
285.5
|
Bệnh đốm nâu
|
572.1
|
572.1
|
|
|
|
Bệnh phồng lá
|
1441.4
|
746
|
347.7
|
347.7
|
1286.4
|
Tổng
|
6623.8
|
3780.4
|
2001.3
|
842.1
|
3275.4
|
Rau các loại
|
Bọ nhảy
|
7,4 ha
|
|
|
|
|
Thối nhũn
|
14,8
|
|
|
|
|
Sương mai
|
60,9
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
83,1
|
|
|
|
|
Nhận xét :
*Trên cây lúa:
- Ốc bươu vàng: Phát sinh gây hại nhẹ tập trung chủ yếu cuối tháng 2 đầu tháng 3 gây hại nhẹ cục bộ ổ hẹp trên ruộng sâu trũng, mức độ nhẹ hơn năm 2011.
- Ruồi hại lá: Phát sinh gây hại đầu vụ mức độ nhẹ tập trung chủ yếu trên ruộng xanh tốt bón phân không cân đối. Mức độ hại nhẹ hơn năm 2011.
- Rầy xám, rầy lưng trắng: rầy lứa 3 phát sinh gây hại cuối tháng 4 đầu tháng 5 trên lúa xuân muộn giai đoạn lúa làm đòng mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hẹp. Vụ mùa rầy phát gây hại nặng hơn năm 2011 mật độ trung bình 20-37con/m2, cao. Các xã có nhiều diện tích nhiễm rầy: Giáp Lai, Võ Miếu, Hương cần,Thục luyện…
- Bệnh đạo ôn: hại nhẹ cuối tháng 3 trên giống nhiễm( các giống nhiễm nhiều nếp 87,97, Q5) Mức độ hại nhẹ hơn năm 2011.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát triển gây hại trên diện rộng tập trung chủ yếu vụ mùa mức độ hại nặng hơn vụ mùa 2011. Mật độ trung bình 6 - 17con/m2, cao 32 - 77 con/m2, cục bộ 110 - 215 con/m2, đặc biệt hại nặng trên những ruộng có bộ lá rậm rạp. Các xã có diện tích bị sâu cuốn lá hại nặng: Cự đồng, Võ miếu, Thị trấn, Thắng sơn, Tất thắng, Địch quả, Sơn hùng, Giáp lai, Thạch khoán...
- Bọ xít dài: . Mật độ trung bình từ 2-3 con/m2 cao 6 con/m2. Mức độ hại từ nhẹ tập trung chủ yếu trên trà chinh vụ, mức độ nhẹ hơn năm 2011.
- Chuột hại: Tập trung hại chủ yếu ven bờ kênh, mương lớn mức độ hại nặng hơn năm 2011.
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên diện rộng chủ yếu trên vụ chiêm xuân tỷ lệ trung bình 2 - 10% khóm hại, cao 40% trên những ruộng dộc chua do điều kiện thời tiết rét đậm kéo dài. Vụ mùa bệnh vàng lá sinh lý hại nhẹ trên những chân ruộng làm đất không kỹ do thời gian chuyển vụ ngắn mức độ hại nhẹ.
- Bệnh đạo ôn: hại nhẹ cuối tháng 3 trên giống nhiễm( các giống nhiễm nhiều nếp 87,97, Q5) Mức độ hại nhẹ hơn năm 2011.
- Bệnh khô vằn: Gây hại tập trung chủ yếu vụ mùa nặng hơn vụ mùa năm 2011 tập trung vào cuối vụ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa kéo dài. Bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, cục bộ nặng trên những ruộng xanh tốt rậm rạp, bón phân không cân đối, tỷ lệ dảnh hại trung bình 4,6 – 14,4 %, cao 21,9 -56,1%, cấp bệnh chủ yếu cấp 3, 5; cục bộ nặng tỷ lệ bênh 80%, cấp bệnh là cấp 7,9. Các xã có diện tích bị hại nặng: Thạch khoán, Cự thắng, Cự đồng, Thị trân Thanh Sơn, Võ miếu, Cự đồng…….
* Trên cây ngô:
- Sâu sám gây hại cục bộ trên ngô bãi mức độ nhẹ đến trung bình(Thục luyện, Thị trấn Thanh Sơn, Sơn Hùng).
- Bệnh sinh lý hại nhẹ ngô trồng trên đất ruộng mức độ hại nhẹ các xã có diện tích hại nặng( Địch Quả, Võ Miếu, Cự Đồng, Thạch Khoán………)
* Trên cây đậu tương:
-Sâu cuốn lá, sâu đục quả hại nhẹ tỷ lệ hại trung bình từ 3 – 8 % tập trung chủ yếu trên đậu tương giống DT84.
*Trên cây chè:
- Bệnh phồng lá hại nặng đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 do thời tiết trời âm u thiếu ánh sáng, bệnh hại nặng hơn năm 2011.
- Rầy xanh, Bọ cánh tơ hại ở mức độ trung bình đến nặng trong tháng 4;5 và tháng 8;9 mức độ hại tương đương cùng kỳ năm 2011 gây cháy lá, búp non ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè.
- Nhện đỏ mức độ nặng hơn cùng kỳ năm 2011do điều kiện thời thời tiết khô hạn tháng 3,4,5 thuận lợi cho nhện phát triển.
- Bọ xít muỗi gây hại mức độ nhẹ đến trung bình tương đương cùng kỳ năm 2011.
2. Công tác phòng trừ:
* Công tác chỉ đạo:
-Ngay từ đầu vụ trạm đã chủ động xây dựng phương án BVTV và triển khai đến các cơ sở. Công tác điều tra dự tính dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh. Ra thông báo tình hình sâu bệnh xuống các xã. Trong cao điểm sâu bệnh tháng 4 và tháng 8 trạm đã ra thông báo kỳ 10 ngày 1 lần về diễn biến tình hình sâu bệnh đảm bảo cho công tác chỉ đạo.
- Tham mưu cho UBND huyện ra 04 công văn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh; phối hợp với các phòng ban trong khối nông nghiệp kiểm tra đôn đốc phòng trừ sâu bệnh ở các cơ sở theo sự phân công của UBND huyện. trực tiếp chỉ đạo xã Địch quả, Võ Miếu, Thục Luyện, Cự Đồng…… đảm bảo an toàn sâu bệnh.
* Kết quả phòng trừ :
+ Trên lúa:
- Tổng lượt diện tích phòng trừ của các đối tượng sâu bệnh trên lúa 5406,7. Tỷ lệ thiệt hại bình quân chung các đối tượng sâu bệnh ở mức thấp.
Vụ chiêm: là 0,15%.
Vụ mùa 0,92%.
Tăng năng suất chất lượng lúa đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn.
+ Trên ngô:
- Chỉ đạo nông dân phòng trừ các loại sâu bệnh trên ngô; Tổng diện tích được phòng trừ 256 ha kết quả năng xuất ngô đạt 46 tạ/ha.
+Trên chè:
- Đã chỉ đạo phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên chè đảm bảo an toàn cho 3275,4 ha gúp cho người dân có thêm thu nhập yên tâm phát triển cây chè.
+ Trên cây rau: Tổng diện tích phòng trừ 83,1ha. Đảm bảo an toàn sâu bệnh trên cây rau.
3. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Đã tổ chức tuyên truyền chuyển giao các tiến bộ KHKT, mô hình SRI được 15 ha tại các xã Cự Đồng, Thục luyện; Năng suất đạt từ 52 - 58 tạ/ha. Tổng diện tích SRI trên địa bàn huyện được 2111 trong đó có 400 ha liền vùng liền thửa.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa được 238 người tham gia.
- Tổ chức khảo nghiệm 16 loại thuốc: trừ ốc bươu vàng, trừ Rầy các loại , trừ cỏ, Trừ rầy xanh hại chè, bọ xít, phân bón lá cho chè; đánh giá hiệu lực của thuốc để đưa ra sản xuất thay thế một số loại thuốc trừ sâu cũ kém hiệu quả.
- Duy trì các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây chè.
4. Công tác thanh tra BVTV:
- Phối hợp với thanh tra Chi cục và thanh tra liên ngành của huyện tổ chức kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Tổng số hộ kiểm tra 11 hộ trong đó 06 hộ vi phạm về không có bảng niêm yết giá, kho chứa hàng chưa đúng qui định sử lý nhắc nhở. Các hộ kinh doanh còn lại chấp hành đầy đủ đúng qui định của pháp luật.
- Phối hợp với thanh tra chi cục tổ chức 1 cuộc hội nghị khách hàng về các loại thuốc trừ sâu thế hệ mới số lượng 80 người.Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho 70 hộ tham gia kinh doanh thuốc BVTV, cấp đổi chứng chỉ mới theo đúng qui định của pháp lệnh BVTV.
- Hướng dẫn 59 hộ làm thủ tục đăng ký cam kết môi trường theo qui định của luật môi trường.
- Phối hợp Chi cục BVTV tổ chức tập huấn chuyên môn cho 59 hộ kinh doanh của 7 huyện ( Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy,Yên lập, Tân Sơn, lâm Thao) đạt kết quả tốt; Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện theo đúng pháp lệnh. Phối hợpthanh tra liên nghành của huyện tổ chức kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tổng số kiểm tra được 29 trong đó không có hộ vi phạm; bình ổn thị trường kinh doanh thuốc không có thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra được 83 hộ nông dân về sử dụng thuốc đã phát hiện 11hộ sử dụng sai như hỗn hợp quá nhiều loại thuốc hoặc tăng nồng độ đã nhắc nhở.
5. Công tác kiểm dịch thực vật:
Trong năm 2012 trạm đã tiến hành thanh kiểm tra các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV và giống cây trồng sau nhập khẩu; ngoài đồng ruộng. Kết quả kiểm tra được 25 tấn ngô 919, NK4300, NK6654, NK66, và 60 tấn lúa lai các loại không phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật đảm bảo an toàn cho sản xuất.
6. Công tác thông tin tuyên truyền:
Phối hợp với đài truyền truyền hình của huyện, đài truyền thanh của xã để tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây lúa và các loại cây trồng; kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa. Nâng cao trình độ nhận thức về kiến thức KHKT mới giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC BVTV NĂM 2013.
Phát huy những thuận lợi, tích cực tháo gỡ những tồn tại, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2012. Trạm Bảo vệ thực vật phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ, chủ động, sáng tạo bám sát vào mục tiêu kế hoạch xây dựng để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013 cụ thể như sau.
1. Công tác điều tra dự tính - dự báo.
Hàng vụ xây dựng 5 điểm điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trên cây lúa, ngô, rau, màu, cây chè, cây lâm nghiệp phù hợp với cơ cấu cây trồng, sinh thái trên địa bàn huyện. Đảm bảo đủ 50 kỳ điều tra phát hiện, dự tính dự báo chính xác thời gian phát sinh, quy mô và mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Chỉ đạo phòng trừ kịp thời đảm bảo an toàn sâu bệnh cho 6633 ha lúa, 1967 ha chè, 1270,9 ha ngô, 116,3 ha đậu tương, 288,3 ha cây lạc và 80.167 ha cây lâm nghiệp giữ vững năng suất lúa, ngô, lạc, đỗ và các cây trồng khác.
2. Công tác thanh tra - kiểm dịch.
- Kiểm tra 65 hộ kinh doanh, nhắc nhỏ các hộ kinh doanh theo đúng pháp lệnh BVTV.
- Đôn đốc các hộ kinh doanh làm theo bản cam kết môi trường.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, tố chức tập huấn chuyên môn cho các hộ có nhu cầu kinh doanh thuốc BVTV và cấp và đổi giấy phép kinh doanh thuốc BVTV theo đúng qui định của pháp lệnh.
3. Công tác kiểm dịch thực vật:
Trong năm 2013 tiến hành thanh kiểm tra các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV và giống cây trồng sau nhập khẩu; ngoài đồng ruộng ngăn chặn các đối tượng sinh vật hại đảm bảo an toàn cho sản xuất.
4. Công tác triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tổ chức tuyên truyền chuyển giao các tiến bộ KHKT, mô hình SRI, mô hình gắn các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức cho nông dân tiếp cận với công ty thuốc BVTV để nghe giới thiệu về các loại thuốc mới và cách sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại đem lại hiệu quả cao.
Duy trì các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây chè.
5. Công tác thông tin tuyên truyền:
Phối hợp với đài truyền truyền hình của huyện, đài truyền thanh của xã để tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây lúa và các loại cây trồng; kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa. Nâng cao trình độ nhận thức về kiến thức KHKT cho nông dân giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Chi cục bảo vệ thực vật, huyện uỷ, UBND huyện và các ban nghành, sự cố gắng của các đồng chí cán bộ trong cơ quan nhiệt tình trong công việc đã hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng xuất giữ vững năng suất cây trồng. Sản xuất năm 2012 đã giành được thắng lợi.
2. Đề nghị:
- Chi cục BVTV hỗ trợ máy vi tính trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, và dự tính dự báo để phân tích đảm bảo độ chính xác cao.
- UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và kinh phí cho chiến dịch phòng trừ sâu bệnh vụ mùa. Triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.nâng cao năng xuất cây trồng.
- Các ngành trong khối nông nghiệp tăng cường phối hợp với trạm BVTV trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV tỉnh (b/c),
- UBND huyện (b/c),
- Các phòng ban chuyên môn,
- BCĐ sản xuất (b/c),
- Lưu.
|
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|