CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TP. VIỆT TRÌ
..................
số : 24 / TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
.............................
Việt Trì, ngày 04 tháng 10 năm 2010
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 9, dự báo sâu bệnh tháng 10/2010
và biện pháp phòng trừ
-----------------------------
I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH THÁNG 9/2010:
1.Thời tiết: Trong tháng, thời tiết nắng nóng, mưa rào nhiều, thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển, nhất là bọ rầy, sâu đục thân cuối vụ gây hại mạnh Nhiệt độ TB 26 - 30OC, cao nhất 36OC
2. Cây trồng :
- Lúa mùa sớm, mùa trung: DT 1220,2 ha; GĐST: Chín - thu hoạch.
- Ngô đông: 271 ha; GĐST: 3 - 6 lá.
- Đậu tương: 26 ha; GĐST: Mọc – 4 lá
- Rau: 45 ha; GĐST: PTTL - TH
3. Tình hình sâu bệnh và chuột hại:
* Bọ rầy các loại: Phát sinh và gây hại mạnh trên trà sớm, trà trung. Mức hại TB – nặng, cục bộ rất nặng; mật độ TB 1000 – 2000 c/m2, cao 3000 - 5000 c/m2, cục bộ >10.000 c/m2. Diện tích nhiễm 680 ha, Tđó nặng 344 ha, cháy chòm ổ 1 ha ( Thụy Vân, Chu Hóa, Minh Phương, Kim Đức, ...)
* Sâu đục thân: Sâu đục thân 2 chấm lứa 6 phát sinh và gây hại trên lúa mùa trung từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Gây hại nặng trên lúa mùa trung trỗ bông đầu tháng 9, tỷ lệ hại TB 1 - 2%dh, cao 3 - 5 %dh, cục bộ 10%dh. Diện tích nhiễm 55 ha (Sông Lô, Minh Nông, Hy cương,...).
* Bệnh khô vằn:
- Bệnh phát sinh phát triển và gây hại trên lúa mùa sớm, mùa trung. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên những ruộng rậm rạp, ruộng bị đổ. Diện tích nhiễm 166 ha, trong đó nhiễm nặng 36 ha.
* Ngoài ra: Chuột, sâu CLN, bọ xít dài, châu chấu, nhện gié phát triển hại nhẹ.
II/ DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10/2010 :
1. Trên lúa: Lúa mùa trung giai đoạn chín đến thu hoạch, tiếp tục thu hoạch xong vào đầu tháng 10. Các đối tượng chuột, châu chấu, bọ rầy các loại, bệnh khô vằn tiếp tục hại nhẹ.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh sinh lý: phát sinh phát triển mạnh trên ngô đông giai đoạn cây con. Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng trên những ruộng bị úng nước, khô hạn, chăm sóc kém, phân bón muộn.
- Chuột, châu chấu, sâu khoang, sâu xám, sâu đục thân,... Phát triển và gây hại ngô giai đoạn cây con. Mức độ hại nhẹ, cục bộ nặng ổ.
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, thối nõn...phát sinh hại nhẹ giai đoạn 7-14 lá.
* Chú ý: Kiểm tra phát hiện bệnh lùn sọc đen trên ngô, khi phát hiện có triệu chứng cần báo ngay về Trạm BVTV để xác minh. Các xã cần lưu ý: Thanh Đình, Thụy Vân, Minh Phương...
3. Trên rau, đậu tương:
- Sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy...Phát sinh phát triển và gây hại phổ biến trên rau su hào, súp lơ, cải bắp, cải canh... Mức độ hại trung bình, cục bộ nặng.
- Bệnh chết ẻo cây con, bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác trên rau.
- Sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục thân, ruồi đục ngọn phát sinh gây hại trên đậu tương. Mức hại nhẹ - TB, cục bộ nặng.
-Bệnh lở cổ rễ phát sinh và hại nhẹ giai đoạn cây con; Bệnh mốc sương
,
phấn trắng, rệp muội phát sinh giai đoạn đậu tương trải lá – quả non
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
- HTX Nông nghiệp, Tổ khuyến nông Cơ sở duy trì lịch thăm đồng định kỳ, kiểm tra phát hiện sớm các ổ dịch sâu bệnh trên ngô, đậu tương, rau màu vụ đông. Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ cụ thể đến xã viên.
- Trên ngô: Phòng trừ khi sâu bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông; Khắc phục bệnh sinh lý gây hại ngô: Dùng lân super ngâm nước giải 3-4 ngày sau đó pha loãng tưới cho cây để kích thích ra rễ, kết hợp phun thuốc kích thích sinh trưởng qua lá, bổ xung dinh dưỡng cho cây, sử dụng các loại thuốc KH, AH, Komix, Atonik, XO dong biển... Theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Trên đậu tương: Phòng trừ sâu xám bằng biện pháp thủ công, bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa xuống đất; Phòng trừ bệnh lở cổ rễ khi chớm bệnh bằng các loại thuốc như: Validacin 5SL, Tiltsuper 300ND, Daconil 75WP...; Phòng trừ sâu ăn lá, dòi đục ngọn, đục thân: Sử dụng các loại thuốc như Regent 800WG, Finico 800WG, Dibamec 3,6EC, Shertin 1,8EC,...Có thể phun thuốc phòng dòi đục ngọn khi đậu tương ra lá thật.
- Trên rau: Phòng trừ khi sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc sinh học, thảo mộc và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch rau. Sử dụng thuốc: Sokupi 0,36AS, Trutat 0,32EC, Aremec 36EC, Vertimex 1,8EC, Kuraba 1,8EC, Tậpkỳ 1,8EC, ...
Nơi nhận :
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c;
- TTTU, HĐND, UBND TP (B/c);
- Phòng Kinh Tế;
- HND, PN, TN, ĐTT;
- UBND xã, phường, HTX;
- Lưu Trạm
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Hùng
|