CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TP VIỆT TRÌ
Số: 10 /TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Việt trì, ngày 25 tháng 7 năm 2014
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 25/7,
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hiện nay, các trà lúa đang sinh trưởng phát triển tốt; trà mùa sớm trong giai đoạn cuối đẻ - đứng cái , trà mùa trung trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Đây là các giai đoạn rất mẫn cảm với các đối tượng dịch hại và dễ gây thiệt hại về năng suất cuối vụ. Kết quả tổng điều tra sâu bệnh của trạm BVTV nhận định một số đối tượng sâu bệnh có nguy cơ bùng phát như sau:
1. Sâu đục thân 2 chấm:
* Hiện tại: Sâu đục thân lứa 3 phát sinh và gây hại trên các trà tỷ lệ phổ biến 3-5% dh, cục bộ 9,8%dh( Thụy Vân, Kim Đức, Phượng Lâu,...).Phát dục chủ yếu T5,N; Diện tích nhiễm 92 ha.
* Dự báo: Bướm Sâu đục thân ra rộ từ 26/7 – 2/ 8, bướm di chuyển và đẻ trứng trên các trà lúa trong những ngày tới, sâu non sẽ nở rộ từ ngày 4/8 trở đi. Mức độ hại trung bình đến rất nặng. Các xã cần chú ý: ( Thụy Vân, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Hùng Lô, Trưng Vương, Thanh Miếu, ...). Dự kiến diện tích cần phòng trừ 800 ha.
* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra toàn bộ diện tích, xác định rõ từng khu đồng nhiễm sâu bệnh. Đặc biệt chú ý những ruộng chuyển giai đoạn đứng cái, Khi mật độ trứng sâu đục thân từ 0,3 ổ/m2 trở lên phải tiến hành phun thuốc ngay bằng các thuốc đặc hiệu như: Victory 585 EC, Vitako 40 WG, F16. 600 EC, finico800Wg... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
Thời gian phun thuốc tốt nhất từ 4-8/8 (đối với trà mùa sớm) từ 8-12/8 (đối với trà mùa trung)
2. Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại: Sâu non lứa 4 đang phát triển và gây nhẹ trên trà lúa mùa sớm, mùa trung. Mật độ sâu non TB 14 - 24 con/m2, cao 35 con/m2 ( Thụy Vân, Kim Đức, Sông Lô, Phượng Lâu...). phát dục tuổi 5, N, bướm bắt đầu ra và đẻ trứng rải rác ( Thụy Vân, Kim Đức, Sông Lô ...).
* Dự báo: Bướm cuốn lá nhỏ ra rộ từ 25 - 30/7, bướm di chuyển đẻ trứng vào cuối tháng 7. Sâu non nở rộ từ 3/8 trở đi. Mức độ gây hại TB – Nặng trên những ruộng xanh tốt. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 600 ha.
* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra toàn bộ diện tích, sác định diện tích cần phải phun thuốc. Khi mật độ sâu non trên 20 con/m2( đối với lúa giai đoạn đứng cái, làm đồng ) và 50 con/m2 trở lên ( đối với lúa giai đoạn đẻ nhánh ) phải tiến hành phun ngay bằng các thuốc đặc hiệu như: Victory 585 EC, F16. 600 EC, finico 800Wg, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
Thời gian phun thuốc tốt nhất từ 4 –10/8 (cùng với phòng trừ sâu đục thân )
3. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh khô vằn đang phát sinh phát triển trên các trà lúa, tỷ lệ dảnh hại trung bình 2 - 5%dh, cao 7%dh ( Thụy Vân, Kim Đức, Sông Lô, ... ).
* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển mạnh trong giai đoạn lúa đứng cái; thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ, quần thể ruộng lúa rậm rạp là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Trên các ruộng bón nhiều phân đạm, ruộng xanh tốt, rậm rạp, ... bệnh có thể gây hại nặng.
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Tilt Super 300ND, Anvil 5SC, Lervil 5SC, Validacin 5SL, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
Nếu trên ruộng có cả sâu cuốn lá hay sâu đục thân và bệnh khô vằn thì hỗn hợp cả 2 loại thuốc sâu với thuốc bệnh khô vằn để phòng trừ một lần.
4. Ngoài ra: Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các ổ dịch bệnh bạc lá, ĐSVK, ... Tổ chức diệt chuột thường xuyên.
Mọi chi tiết truy cập trang: http://bvtvphutho.vn/
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTTU,UBND,HĐNDTP;
- Phòng Kinh tế TP, ĐTT
- Hội ND, PN, Đoàn TN;
- UBND xã, phường, HTX NN;
- Lưu trạm
|
TRƯỞNG TRẠM
Phạm Hùng
|