CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG
Số: 16 /TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đoan Hùng, ngày 15 tháng 9 năm 2012
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 15/9,
DỰ BÁO SÂU BỆNH CUỐI VỤ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Kết thúc đợt cao điểm phòng trừ sâu bệnh từ ngày 31/8- 10/9 và kéo dài đến 13/9 do thời tiết mưa. Hầu hết diện tích nhiễm sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đến ngưỡng được phòng trừ đạt hiệu quả.
Hiện tại, lúa trà trung đang trỗ và chắc xanh, trà muộn chưa trỗ còn khoảng 10 - 15 ha. Để đảm bảo an toàn sâu bệnh cho lúa từ nay đến cuối vụ, các địa phương cần tiếp tục quan tâm đến một số đối tượng sau:
1. Rầy các loại (trên trà trung và trà muộn):
* Hiện tại: Mật độ rầy phổ biến 350 - 500 con/m2, cao 750 - 1100, cục bộ ổ 1.300 - 1800 (Vân Du, Vân Đồn, Ngọc Quan, Tiêu Sơn); Phát dục chủ yếu T3,4,5.
* Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại cục bộ theo các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, khó có khả năng bùng phát trên diện rộng. Các xã cần chú ý: Hùng Long, Vân Du, Vân Đồn, Ngọc Quan, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Sóc Đăng , Phúc Lai , Ca Đình).
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30-40 con/khóm), sử dụng 01 trong các loại thuốc tiếp xúc như: Victory 585EC, Tasodant 600 EC, Superista 25EC, Bassa 50 EC, Jetan 50 EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40 WP, Sectox 10 WP, Actara 25 WP, Midan 10 WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì; Rẽ băng lúa rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.
2. Sâu đục thân (trên các ruộng chưa trỗ):
* Hiện tại: bướm sâu đục thân đang ra rộ và di chuyển tới các ruộng chưa trỗ để đẻ trứng. Mật độ ổ trứng trung bình 0,05 ổ/m2, cao 0,3 ổ/m2 (Chí Đám, Phong Phú, Minh Tiến ,…).
* Dự báo: Bướm sâu đục thân tiếp tục di chuyển và đẻ trứng trên các ruộng chưa trỗ. Sâu non sẽ nở và gây bông bạc trên các ruộng trỗ từ nay đến 25/9, đặc biệt lưu ý các ruộng xen với trà lúa đã trỗ và đã có tỷ lệ bông bạc. Các xã cần chú ý: Tiêu Sơn, Thị Trấn, Sóc Đăng, Chí Đám, …
* Biện pháp phòng trừ:
- Trên những ruộng chưa trỗ nằm xen với trà lúa đã trỗ và đã có tỷ lệ bông bạc phải phun phòng trừ sâu đục thân. Các ruộng chưa trỗ khác khi trên ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 mới phải phòng trừ.
- Thời gian phun: Phun trước khi lúa trỗ 5 – 7 ngày; nếu mật độ cao, phải phun kép 2 lần và lần sau cách lần trước 4 – 5 ngày.
- Thuốc phun: Sử dụng các thuốc đặc hiệu như: Tasodant 600EC, Victory 585EC hoặc Dylan 10WG, Rigell 800WG, Patox 95SP, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc như: Silsau 4.5EC, Pertox 5EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
3. Ngoài ra:
- Phun phòng trừ bệnh khô vằn trên ruộng có tỷ lệ hại từ 20% trở lên bằng các thuốc đặc hiệu.
- Đề phòng thời tiết có mưa bão, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn lây lan gây hại.
- Thời gian từ nay đến cuối vụ không còn dài Trạm BVTV đề nghị UBND các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo tổ khuyến nông và các thôn, đôn đốc bà con nông dân tiếp tục kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Nơi nhận:
- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Phòng ban chuyên môn (p/h);
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu.
|
TRƯỞNG TRẠM
Đỗ Chí Thành
|