Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 08.8 dự báo 10 ngày tới và BPPT
Phú Thọ - Tháng 8/2016

(Từ ngày 08/08/2016 đến ngày 18/08/2016)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 08/08/2016

Dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Bướm sâu cuốn lá nhỏ ra với mật độ trung bình: 0,2-0,6 con/m2, cao:  1 con/m2, cục bộ: 5 con/m2. Bắt đầu đẻ trứng trên lúa mật độ trứng phổ biến từ 16-24 quả/m2, cao 40-56 quả/m2, cục bộ 88 quả/m2 (Xã Văn Lung, xã Hà Lộc, xã Thanh Minh,...).

* Dự báo: Dự kiến sâu non nở rộ từ ngày 17/08/2016 trở đi và gây hại mạnh từ giữa đến cuối  tháng 8/2016; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời, dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 220 ha. Các xã cần chú ý: Xã Văn Lung, Hà Thạch, Thanh Minh, Hà Lộc, phường Thanh Vinh.

2. Sâu đục thân hai chấm:

* Hiện tại: Bướm lứa 4 đang ra với mật độ trung bình: 0,05 con/m2, cao:  0,2 con/ m2, cục bộ: 0,6 con/m2. Di chuyển và đẻ trứng trên lúa mật độ trứng phổ biến từ 0,03 ổ/m2, cao 0,1 ổ/m2(Xã Văn Lung, xã Hà Thạch,...).

* Dự báo: Bướm sâu đục thân 2 chấm tiếp tục di chuyển và đẻ trứng; sâu non gây dảnh héo trên lúa từ ngày 17/08/2016 trở đi; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 20 ha. Các xã cần chú ý: Xã Văn Lung, Hà Thạch, Hà Lộc,…

3. Bệnh đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh đốm sọc vi khuẩn đã phát sinh và gây hại tại các xã Hà Thạch, Văn Lung, Hà lộc, Thanh Minh..; tỷ lệ hại trung bình: 2-4%, cao : 8-10%, cục bộ 15% lá bị hại (Xã Hà Lộc, Hà Thạch)

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết có mưa giông, bệnh tiếp tục phát triển, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các xã đã xuất hiện nguồn bệnh cần lưu ý.  Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 50 ha.

4. Đối tượng khác: Chuột gây hại cục bộ; bệnh khô vằn, bệnh sinh lý, rầy các loại, châu chấu,... gây hại nhẹ.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Thời gian tháng 8 tiếp tục là thời kỳ cao điểm sâu bệnh gây hại lúa vụ mùa, đề nghị UBND các xã, phường chỉ đạo các tổ khuyến nông, HTX nông nghiệp chuyên môn huy động bà con nông dân tăng cường kiểm tra phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, không để sâu bệnh lây lan, gây hại nặng.

- Trạm bảo vệ thực vật tăng cường điều tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh, dự báo chính xác quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng; ra thông báo 10 ngày/kỳ và tham mưu, đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả. Phối hợp các cơ quan chuyên môn của Thị xã và các xã, phường tập huấn, hướng dẫn cách điều tra phát hiện và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân; viết bài tuyên truyền đọc trên hệ thống truyền thanh xã.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Sâu cuốn lá: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kết hợp áp dụng các biện pháp thủ công để bắt giết trưởng thành và sâu non. Khi ruộng lúa có mật độ sâu cao trên 20 con/m2 (giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng) hoặc trên 50 con/khóm (giai đoạn lúa đẻ nhánh) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

- Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp thủ công bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu đục thân đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

Do thời gian sâu non cuốn lá sâu đục thân nở tương đối trùng nhau và đa phần những ruộng bị đục thân đều trùng với sâu cuốn lá gây hại.

Thời gian phun thuốc trên lúa cần tập trung từ ngày 17/8 - 22/8/2016.

Tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Clever 300WG, Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5WG, Alocbale 40EC, F16 600EC, Virtako 1.5GR, Wavotox 585EC, Nicata 95SP, Victory 585EC...), phun diệt trừ cả sâu cuốn lá và sâu đục thân; pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì

Lưu ý: + Trong khoảng thời gian từ sau khi phun đến 4 tiếng nếu gặp mưa thì phải phun lại và thời gian phun thuốc kết thúc chậm nhất là 22/8/2016.

  + Sau phun 3 - 5 ngày cần kiểm tra lại, nếu ruộng vẫn còn mật độ vượt ngưỡng nêu trên cần phun phòng trừ ngay. Ruộng có mật độ trưởng thành cao trên 1 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 1 ổ/m2  cần phun kép 2 lần, cách nhau 3 - 5 ngày.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...).

Lưu ý: Khi ruộng chớm bị bệnh phải ngừng bón phân hóa học, phân bón qua lá, các chất kích thích sinh trưởng và cần phun phòng trừ ngay. Ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh khô vằn, bệnh sinh lý, rầy các loại, …; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp, thu gom triệt để bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để đúng nơi quy định./.

Nơi nhận:

- LĐ thị uỷ, UBND thị (để B/C);

- Chi cục BVTV (để B/C);

- Các phòng ban, đoàn thể LQ;

- UBND các xã, phường;

- Các HTX nông nghiệp;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

Lê Diên Quang

Các thông báo sâu bệnh khác
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Loading...