Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 01/8/2012, dự báo 10 ngày tới và chỉ đạo phòng trừ
Việt Trì - Tháng 7/2012

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TP VIỆT TRÌ


Số:  13  /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                       Việt Trì, ngày  30  tháng  7 năm  2012

     

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 01/8

DỰ BÁO 10 NGÀY VÀ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

Hiện nay, các trà lúa đang sinh trưởng phát triển tốt; trà mùa sớm trong giai đoạn đứng cái – làm đòng, trà mùa trung trong giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Đây là các giai đoạn rất mẫn cảm với các đối tượng dịch hại và dễ gây thiệt hại lớn về năng suất. Kết quả tổng điều tra sâu bệnh của trạm BVTV từ ngày 27 - 30/8/2012, trên đồng ruộng xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại có nguy cơ bùng phát từ nay đến cuối vụ như sau:

I/ DIỄN BIẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1.     Sâu cuốn lá nhỏ:

   * Hiện tại: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 phát sinh, phát triển trên diện rộng cả hai trà lúa. Phát dục chủ yếu T2, T3, T4 (đợt 1), TT và trứng (đợt 2). Mật độ sâu non TB 14 - 35 c/m2; Trưởng thành CLN (đợt 2) ra rộ từ ngày 25 – 30/7, mật độ trưởng thành TB 0,5 – 1 c/m2, cao 2 – 4 c/m2. Mật độ trứng TB 35 – 70 q/m2 , cao100 - 140 q/m2.

   * Dự báo: Trưởng thành CLN tiếp tục đẻ trứng rộ trong vài ngày tới. Sâu non nở rộ từ ngày 5/8 trở đi. Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng. Các xã, phường cần lưu ý: Thụy Vân, Kim Đức, Thanh Đình, Chu Hóa, Trưng Vương, Sông Lô, Hy Cương, Hùng Lô...

  2. Sâu đục thân 2 chấm:

   * Hiện tại: Trưởng thành đục thân 2 chấm ra rộ từ ngày 25/7 – 5/8, mật độ TT từ 0,2 - 0,3 c/m2, cao 05 - 0,8 c/m2, cục bộ 2 c/m2 ( Kim Đức, Sông Lô, Phượng Lâu ). Bướm bắt đầu đẻ trứng rải rác. Diện tích nhiễm 300 ha

   * Dự báo: Trưởng thành tiếp tục ra và di chuyển đến những ruộng lúa tốt, ruộng lúa lai có đòng sớm để đẻ trứng. Sâu non nở rộ từ ngày 06/8 trở đi. Các xã đặc biệt lưu ý: Kim Đức, Phượng Lâu, Thụy Vân, Sông Lô, Trưng Vương...

  3. Bệnh khô vằn:

   * Hiện tại: Bệnh khô vằn đang phát sinh phát triển và lây lan mạnh trên các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 6 - 10%dh, cao 20 - 30%dh ( Thụy Vân, Sông Lô, Trưng Vương, Kim Đức, Thanh Đình, ... ).

   * Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển mạnh trong giai đoạn lúa làm đòng; thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ, quần thể ruộng lúa rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Trên các ruộng bón nhiều phân đạm, ruộng xanh tốt, rậm rạp, ... bệnh có thể gây hại nặng.

  4. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

   * Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên các giống lúa lai, lúa chất lượng cao, tỷ lệ nhiễm TB  8 - 10 %lh, cục bộ 40%lh (Thụy Vân)

   * Dự báo: Điều kiện thời tiết nắng nóng có mưa dông là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan gây hại. Bệnh có thể hại nặng giai doạn lúa đứng cái – làm đòng. Các xã (Phường) cần đề phòng bệnh trên các giống nhiễm, lưu ý trên chân vàn, vàn thấp trũng, đất hẩu… các giống TNU16, DU130...

  * Ngoài ra: Chuột gây hại nhẹ, cục bộ nặng ổ; Châu chấu gây hại nhẹ, bệnh vàng lá sinh lý hại nhẹ - TB.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

Khuyến khích các xã, phường chỉ đạo khoanh vùng phòng trừ tập trung theo hình thức tổ dịch vụ BVTV vừa đảm bảo chất lượng thuốc, giá cả hợp lý và đảm bảo đúng thời điểm phòng trừ.

  * Phòng trừ sâu cuốn lá: Khi mật độ sâu non phát sinh từ 20 c/m2 trở lên đối với lúa giai đoạn làm đòng; 50 c/m2 trở lên đối với lúa giai đoạn đẻ nhánh. Sử dụng một trong các loại thuốc Regent 800WG, Regall 50EC, Rigell 800WG, 50SC, Tasodant 600EC, Tango 800WG, ... Có thể phối trộn thêm các loại thuốc tiếp súc, vị độc như Bestox 5EC, Fastac 5EC, Pertox 5EC, ... Để tăng hiệu quả phòng trừ. Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. 

   Thời gian Phun thuốc từ  ngày 6 - 8 / 8 / 2012

  * Phòng trừ sâu đục thân: Thực hiện phòng trừ cùng đợt với phòng trừ sâu CLN, sử dụng các loại thuốc như trên. Trên những ruộng nhiễm sâu đục thân nặng (Bướm ra rộ thời gian dài) cần thực hiện phun thuốc nhắc lại lần 2 (cách lần 1 khoảng 4-5 ngày)

  * Phòng trừ bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại từ 20%dh trở lên, dùng thuốc Validacin 5 SL, Anvil 5SC, Cavil 50SC, Lervil 50 SC, Tilvil 50 SC, V-T Vil 500 SC,... pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

  * Phòng trừ bệnh bạc lá, ĐSVK: Khi ruộng chớm bị bệnh cần phòng trừ sớm. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Starner 20WP, Xamthomix 20WP, Sansai 20WP, PN-Balacide 32WP, ... Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

Mọi chi tiết truy cập trang: http://bvtvphutho.vn//

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV;

- TTTU,UBND,HĐNDTP;

-  Phòng Kinh tế TP, ĐTT

- Hội ND, PN, Đoàn TN;

- UBND  xã, phường, HTX NN;

- Lưu trạm

TRƯỞNG TRẠM

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...