Thông báo tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 20.8. Dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Việt Trì - Tháng 8/2015

(Từ ngày 20/08/2015 đến ngày 30/08/2015)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ

TRẠM BVTV VIỆT TRÌ


Số:   26  /TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Việt Trì, ngày 20  tháng  8 năm 2015

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 20/8

Dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ

Căn cứ kết quả điều tra sâu bệnh trên toàn thành phố từ ngày 17 - 19/8/2015, hiện nay trà lúa mùa sớm đang trỗ bông - phơi màu, trà mùa trung đang giai đoạn làm đòng - trỗ. Nhìn chung, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, một số đối tượng sâu bệnh hại lúa đang tiếp tục gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại trong thời gian tới, cụ thể như sau:

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Bướm sâu cuốn lá đang ra rộ và đẻ trứng trên các trà lúa, mật độ bướm phổ biến 10 - 20 con/m2, cao 40 - 50 con/m2, cục bộ trên 100 - 200 con/m2 (Kim Đức). Mật độ trứng phổ biến 13 - 26 quả/m2, cao 50 - 60 quả/m2, cục bộ 80 - 100 quả/m2.

* Dự báo: Bướm sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục vũ hóa gia tăng mật độ và đẻ trứng, mật độ trứng tiếp tục tăng nhanh trong vài ngày tới. Sâu non lứa 6 gây hại mạnh từ ngày 27/8/2015 trở đi trên trà lúa mùa trung cấy muộn giai đoạn làm đòng, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ hại rất nặng có thể gây trắng lá hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 100 ha. Các xã, phường cần chú ý: Chu Hóa, Hy Cương, Kim Đức, Minh Nông, Phượng Lâu,...

2. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Trưởng thành sâu đục thân  đã vũ hóa trên các trà lúa, mật độ phổ biến 0,05 - 0,1 con/m2, cao 0,5 con/m2.

* Dự báo: Bướm sâu đục thân tiếp tục vũ hóa, di chuyển và đẻ trứng trên trà lúa mùa trung giai đoạn làm đòng. Sâu non lứa 5 gây hại mạnh từ 30/8/2015 trở đi trên trà trung (giai đoạn làm đòng - trỗ). Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 150 ha. Các phường, xã cần chú ý: Sông Lô, Kim Đức, Phượng Lâu, Hùng Lô, Hy Cương, ...

3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh lây lan gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5%, cao 12 - 20%, cục bộ 25 - 30% (Thụy Vân, Sông Lô).

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ... Dự kiến diện tích cần phòng trừ 350 ha. Các phường, xã cần chú ý: Thụy Vân, Sông Lô, Kim Đức, Minh Nông, Thanh Đình, Phượng Lâu,...

4. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện và gây hại nhẹ tại Sông Lô, Thanh Miếu, Thụy Vân; Tỷ lệ hại phổ biến 1 - 3%, cao 10%.

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống lúa có bản lá to, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các phường, xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Sông Lô, Thanh Miếu, Thụy Vân, ....

5. Các đối tượng: Rầy các loại, bọ xít dài gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

Đề nghị UBND các phường, xã chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ, cụ thể:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Chỉ phòng trừ trên những diện tích lúa chưa trỗ có mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con), sử dụng  một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ sâu cuốn lá. Có thể sử dụng thuốc trong nhóm hoạt chất: Indoxacarb, Emamectin benzoate, Fipronil, Chlorpyrifos ethyl, Alpha-Cypermethrin .... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Thời gian phun thuốc từ ngày 25 - 30/8/2015.

- Sâu đục thân 2 chấm:

+ Áp dụng biện pháp thủ công như bẫy đèn bắt bướm khi trưởng thành rộ, ngắt ổ trứng đưa ra khỏi ruộng và đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Chỉ phòng trừ trên những diện tích lúa giai đoạn làm đòng và thấp tho trỗ có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2, sử dụng  một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ sâu đục thân. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Cartap, Fipronil, Chlorpyrifos ethyl, Alpha-Cypermethrin .... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Thời gian phun thuốc từ ngày 28/8 -  01/9/2015, hoặc phun khi lúa bắt đầu thấp tho trỗ để phòng tránh bông bạc.

* Lưu ý: Trên diện tích nhiễm cả sâu cuốn lá và sâu đục thân, sử dụng 01 trong các  thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Chlorpyrifos ethyl, Cartap, .... phối hợp với 01 trong các loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Fipronil, Alpha-Cypermethrin, Emamectin benzoate, ... để phun trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

Những ruộng có mật độ sâu cuốn lá cao trên 100 con/m2, hay mật độ ổ trứng sâu đục thân cao trên 1 ổ/m2, sau phun 3 - 5 ngày cần kiểm tra lại, nếu còn mật độ vượt ngưỡng thì phun trừ lần 2 để đảm bảo an toàn.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ...pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng rầy các loại, bọ xít dài, nhện gié, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp./.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV;

- TTTU,UBNDTP;

- Phòng Kinh tế TP;

- Hội ND, ĐTT;

- UBND phường, xã;

- Lưu Trạm.

PHỤ TRÁCH TRẠM

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Lan Phương

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...