Thông báo THSB tháng 7 - Dự báo THSB tháng 8 năm 2015
Phù Ninh - Tháng 8/2015

(Từ ngày 01/08/2015 đến ngày 31/08/2015)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÙ NINH


Số:  27/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


            Phù Ninh, ngày  03  tháng 8 năm 2015

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 7

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2015


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 7/2015:

1. Trên lúa mùa sớm:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh và gây hại trên diện rộng. Mức độ hại từ nhẹ đến rất nặng. Diện tích nhiễm 458,9 ha; trong đó nhiễm nhẹ 162,2 ha; nhiễm trung bình 182,6 ha; nhiễm nặng 114,1 ha.

- Chuột hại nhẹ đến trung bình, chủ yếu ở những ruộng ven đồi gò.

- Sâu đục thân, bệnh khô vằn hại nhẹ.

- Rầy các loại : Phát sinh và gây hại nhẹ rải rác trên chân ruộng trũng ở một số xã: Tiên Phú, Vĩnh Phú, Tử Đà, An Đạo, Bình Bộ, Hạ Giáp....

2. Trên lúa mùa trung:

- Ốc bươu vàng: Gây hại khi lúa mới cấy, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 93,78 ha; trong đó nhiễm nhẹ 62,27 ha; nhiễm trung bình 31,51 ha.

 - Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh và gây hại trên diện rộng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 204,75 ha; trong đó nhiễm nhẹ 178,75 ha; nhiễm trung bình 26 ha.

- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại trên những ruộng không được làm đất kỹ, ruộng sâu trũng. Mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 15,6 ha.

- Ngoài ra: Sâu đục thân, chuột, châu chấu, rầy các loại gây hại rải rác.

3. Trên ngô xuân:

- Bệnh khô vằn, sâu cắn lá, sâu đục thân, bắp: Gây hại nhẹ rải rác.

4. Cây ăn rau: Sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh sương mai hại nhẹ rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 6/2015:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành cuốn lá ra rộ và đẻ trứng với mật độ rất cao. Sâu non nở rộ và gây hại mạnh từ 30/7 – 5/8 với mật độ trung bình 70 - 100 con/m2, cao 180-260 cục bộ trên 300 con/m2(Tiên Du, Hạ Giáp, Tiên Phú). Các xã  có  mật độ sâu cao như  Hạ Giáp, Tiên Phú, Bảo Thanh, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà, An Đạo, Phú  Nham, Gia Thanh, Vĩnh Phú,...

- Sâu đục thân hai chấm: Trưởng thành sâu đục thân tiếp tục di chuyển từ lúa chét sang đẻ trứng trên lúa mùa với mật độ cao, phổ biến từ  0,3 – 0,4 ổ/m2, cao 0,5 ổ/m2, cục bộ trên 1 ổ/m2 . Sâu non nở và gây hại mạnh từ ngày 03 tháng 8 trở đi gây héo dảnh với tỷ lệ rất cao nếu không được phòng trừ.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, kết hợp với việc bà con nông dân bón phân đón đòng, bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà lúa, đặc biệt trên những giống lúa lai, ruộng xanh tốt, rậm rạp; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy bộ lá đòng làm ảnh hưởng đến năng suất.

- Bệnh khô vằn, chuột, rầy các loại, châu chấu, bọ xít dài hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi gò.

3. Trên cây ngô: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Nhện đỏ, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ đến trung bình.

4. Cây ăn rau: Sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh sương mai hại nhẹ rải rác.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non từ 20 con/m2 (đối với lúa sớm) và 50 con/m2 trở lên (đối với lúa trung), sử dụng một trong các loại thuốc Clever 150SC, Dylan 2.0 EC, Finico 800WG, Tasieu 5WG,...  pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì để phòng trừ.

- Sâu đục thân 2 chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng 0,3 ổ/m2 trở lên sử dụng một trong các loại thuốc: Victory 580EC, Dylan 2.0 EC, Finico 800WG, Tasieu 5WG,...  pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì để phòng trừ.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20%, sử dụng một trong các loại thuốc Lervil 5SC, Cavil 50SC, Kansui 21,2WP,....pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh phải ngừng bón phân hóa học, phân bón qua lá, các chất kích thích sinh trưởng và cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Xanthomic 20WP, Kamsu 2SL, Fujibem 777WP, Novaba 68WP, PN Balacide 20WP.... pha và phun kỹ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy các loại; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật.

2. Trên ngô: Chuột, sâu đục thân đục bắp, bệnh khô vằn hại nhẹ rải rác.

3. Trên cây rau: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây ăn rau, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau, đảm bảo thời gian cách ly.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Phòng NN&PTNT, TK, TC-KH;                       

- Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- Các xã, thị trấn;

- Lưu trạm.

              TRẠM TRƯỞNG

Cao Văn Tài

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...