Thông báo sâu bệnh tuần 38
Toàn tỉnh - Tháng 9/2009

(Từ ngày 21/09/2009 đến ngày 27/09/2009)

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:

1.Thời tiết:

- Nhiệt độ: Trung bình: 280C; Cao: 330C; Thấp: 220C.

- Nhận xét khác: Trong kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác, đêm nhiều sương, trời mát. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa mùa: Tổng diện tích đã cấy: 32.563,3 ha; Trong đó:

+ Lúa mùa sớm: Diện tích 20.149 ha; GĐST: Thu hoạch.

+ Lúa mùa trung: Diện tích 12.414,3 ha; GĐST: Đỏ đuôi - thu hoạch.

+ Lúa mùa muộn; Diện tích 860 ha; GĐST: Cuối đẻ - đòng trỗ.

- Cây rau: Tổng diện tích: 904 ha; GĐST: Cây con - PTTL, thu hoạch.

- Cây ngô: Tổng diện tích: 2.805,5 ha; GĐST: Gieo - 3 lá.

- Cây chè: Diện tích: 15.400 ha; GĐST: Phát triển búp.

- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng trập trung: 4.000 ha (KH: 6000 ha); 1,8 triệu cây phân tán.

II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:

1.  Trên lúa mùa trung, mùa muộn:

- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ  hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 5 - 6%, cao 20 - 30%.

- Bọ xít dài: Bọ xít dài gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 1 - 3 co/m2, cao 6 - 8 con/m2, cục bộ 19 con/m2 (Cẩm Khê).

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại trung bình 2 - 4%, 7 - 11%.

- Bệnh bạc lá: Gây hại nhẹ. Tỷ lệ lá hại trung bình 2 - 5%, cao 12 - 19%.

- Sâu đục thân: Sâu non gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên trà lúa muộn. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 2  - 5 %, cao 10 - 12%, cục bộ 26 - 48% (Thanh Sơn, Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2, 3.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa muộn. Mật độ trung bình 10 - 12 con/m2, cao 20 - 40 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.

- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, rầy các loại gây hại nhẹ trên diện hẹp.

2. Trên rau:

- Bọ nhảy: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình  3 - 5%, cao 12 - 16%.

- Các đối tượng: Sâu xanh, sâu tơ,  rệp hại nhẹ trên diện hẹp.

3. Trên ngô: Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu ăn lá, chuột gây hại nhẹ.

4. Trên chè:

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 2 - 4%, cao 10 - 14%.

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 2 - 4%, cao  10 - 12%.

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1 - 3%, cao 14 - 18%.

- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ. Tỷ lệ lá hại trung bình 2 - 5%, cao 8 - 12%.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc, bệnh khô cành gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát triển lây lan và gây hại trên lúa muộn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng tốt lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn,...

- Bọ xít dài: Bọ xít di chuyển tập trung gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn trỗ bông - phơi màu, chín sữa mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ hại rất nặng.

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây dảnh héo và bông bạc trên trà lúa muộn, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ hại rất nặng. Các huyện cần chú ý: TP Việt Trì, Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại trên trà lúa mùa muộn, mức độ hại  nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt.

- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, chuột gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

2. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, rệp, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau cải

3. Trên ngô: Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu ăn lá, chuột hại nhẹ đến trung bình.

4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra: Bệnh thối búp, bệnh phồng lá, bệnh chấm xám hại nhẹ rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc, bệnh khô cành gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 50 SC, Tilvil 500SC, Validacin 5L, Vida 3 SC, Anvil 5SC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

 - Ngoài ra: Phun phòng trừ bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Tích cực phòng trừ chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên rau: Phun trừ các ổ sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh thối nhũn bằng các loại thuốc có trong danh mục, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

3. Trên ngô:

- Phòng trừ sâu xám bằng các biện pháp thủ công hoặc dùng thuốc Padan 4G, Basudin 10H, ... rắc xung quanh gốc.

- Khắc phục bệnh sinh lý: Dùng lân ngâm với nước giải 3 - 4 ngày sau đó pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh nên phun thuốc kích thích sinh trưởng qua lá, bổ xung dinh dưỡng cho cây, sử dụng các loại thuốc KH, AH, Komix, Antonik ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì để cây nhanh hồi phục.

- Thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

4. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (b/c);

- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);

- Lưu: KT.

 KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...