I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1.Thời tiết:
- Nhiệt độ: Trung bình: 310C; Cao: 360C; Thấp: 260C.
- Nhận xét khác: Đầu kỳ ngày trời nắng nóng, cuối kỳ có mưa rải rác. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa mùa: Tổng diện tích đã cấy: 32.563,3 ha; Trong đó:
+ Lúa mùa sớm: Diện tích 20.149 ha; GĐST: Chắc xanh - đỏ đuôi.
+ Lúa mùa trung: Diện tích 12.414,3 ha; GĐST: Đòng già - trỗ, ngậm sữa.
- Cây rau: Tổng diện tích: 691,8 ha; GĐST: PTTL - thu hoạch.
- Cây chè: Diện tích: 15.400 ha; GĐST: Phát triển búp.
- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng trập trung: 4.000 ha (KH: 6000 ha); 1,8 triệu cây phân tán. Rừng trồng năm 1- 3 chăm sóc lần 1.
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:
1. Trên lúa:
- Rầy các loại: Rầy gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 120 - 300 con/m2, cao 1100 - 1500 con/m2, cục bộ 2500 - 4.000 con/m2 (Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba), cá biệt 10.000 con/m2 (Tân Sơn). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.
- Bọ xít dài: Bọ xít dài gây hại trên trà mùa sớm, mùa trung giai đoạn trỗ - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 1 - 3 co/m2, cao 5 - 8 con/m2, cục bộ 14 - 15 con/m2 (Hạ Hoà, Đoan Hùng, Phú Thọ, Tân Sơn).
- Bệnh khô vằn: Bệnh lây lan và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 6 - 10%, cao 20 - 30%, cục bộ 50 - 60% (Hạ Hoà, Đoạn Hùng, Việt Trì, Thanh Thuỷ).
- Bệnh bạc lá: Bệnh phát sinh gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ lá hại trung bình 3 - 5%, cao 10 - 20%, cục bộ 42 - 45% (Cẩm Khê, Hạ Hoà).
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích phòng trừ kém hiệu quả, không phun nhắc lại lần 2. Mật độ trung bình 5 - 10 con/m2, cao 20 - 40 con/m2, cục bộ 120 - 160 con/m2 (Thanh Thuỷ, Việt Trì, Hạ Hoà). Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4, 5.
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,1 - 0,4 %, cao 2 - 3%, cục bộ 8 - 10 (Đoan Hùng, Tam Nông). Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4.
- Chuột: Gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng . Tỷ lệ dảnh hại trung bình 1 - 3 %, cao 5 - 6%, cục bộ ổ nhỏ 10% (Thanh Sơn, Cẩm Khê).
- Bệnh sinh lý, châu chấu gây hại nhẹ trên các trà.
2. Trên rau: Sâu xanh, bọ nhảy, rệp, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau cải.
3. Trên chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,2 - 4%, cao 10 - 12%.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,5 - 3%, cao 10 - 12%.
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1 - 3%, cao 10 - 15%.
- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ. Tỷ lệ lá hại trung bình 0,3 - 1%, cao 8 - 10%.
4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa:
- Rầy các loại: Rầy tiếp tục gây hại trên lúa mùa sớm giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh, lúa mùa trung giai đoạn trỗ - ngậm sữa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy chòm, ổ. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.
- Bọ xít dài: Bọ xít tiếp tục gây hại trên trà lúa mùa trung giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa nếp, lúa thơm, ruộng trỗ muộn. Các huyện cần chú ý: Hạ Hoà, Đoạn Hùng, Phú Thọ, Thanh Sơn, Tân Sơn.
- Bệnh khô vằn: Bệnh phát triển lây lan và gây hại bộ lá đòng trên trà lúa mùa sớm, mùa trung giai đoạn làm đòng - ngậm sữa, chắc xanh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng tốt lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn, ... làm ảnh hưởng đến năng suất. Các huyện, thành, thị cần chú ý: Hạ Hoà, Đoan Hùng, Việt Trì, Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Yên Lập.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Nếu thời tiết có mưa bão, bệnh sẽ bùng phát lây lan rất nhanh gây cháy khô toàn bộ lá, đặc biệt trên các giống lúa lai, ruộng bón nhiều đạm. Các huyện cần chú ý: Hạ Hoà, Cẩm Khê, Việt Trì, Thanh Thuỷ, Thanh Ba.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại mạnh trên trà lúa mùa trung, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây trắng lá trên những diện tích phòng trừ kém hiệu quả và không phun nhắc lại lần 2.
- Chuột: Tiếp tục gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên những diện tích lúa ven làng, ven đồi, gò, ven bờ trục lớn...Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Sơn, Yên Lập, Lâm Thao, ...
- Ngoài ra: Sâu đục thân, châu chấu gây hại nhẹ đến trung bình.
2. Trên rau: Sâu xanh, bọ nhảy, rệp, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau cải.
3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra: Bệnh thối búp, bệnh phồng lá, bệnh chấm xám hại nhẹ rải rác.
4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Rầy các loại: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Oncol 25WP, Penalty 40WP,... hỗn hợp với thuốc Bassa 50EC, Superista 25EC, Trebon 10EC,... phun kỹ vào gốc lúa.
- Bọ xít dài: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 50 SC, Tilvil 500SC, Validacin 5L, Vida 3 SC, Anvil 5SC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Ruộng bị bệnh cần giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm, ngừng bón phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc Starner 20WP, Somec 2SL, PN-Balacide 32WP, Sansai 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
- Thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
Nơi nhận:
- Như kính gửi (b/c);
- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phạm Văn Hiển
|