Thông báo sâu bệnh tuần 13
Toàn tỉnh - Tháng 3/2014

(Từ ngày 19/03/2014 đến ngày 26/03/2014)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 22 - 240C, Cao 26 - 280C, Thấp 18 - 200C, 

Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày  trời nhiều mây, âm u, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời lạnh. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa xuân sớm

Diện tích: 1.135 ha

Sinh trưởng: Đứng cái.

- Lúa xuân trung

Diện tích: 8.922,8 ha

Sinh trưởng: Cuối đẻ - đứng cái

- Lúa xuân muộn

Diện tích: 26.566,8 ha

Sinh trưởng: Đẻ nhánh

- Ngô xuân

Diện tích: 4.937,1ha

Sinh trưởng:  3 - 8 lá

- Cây chè:

Diện tích: 15.600 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp

- Cây ăn quả:

Diện tích: 1.487 ha

Sinh trưởng: Nảy lộc - ra hoa

- Rừng trồng tập trung

Diện tích: 83.531,7 ha

Sinh trưởng: Phát triển thân cành

II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa:

- Ruồi đục nõn: Gây hại nhẹ  đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 1,3 -  3,8%, cao 7,1– 12,5%, cục bộ 23,5% (Việt Trì).

- Chuột: Gây hại nhẹ  đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 0,3 – 1,3%, cao 6,3 – 10,2%, cục bộ 18,4% (Tam Nông).

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ trên lúa muộn; mật độ phổ biến 0,3 - 0,6 con/m2, cao 3 con/m2.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ; tỷ lệ hại phổ biến 1,1 – 1,4%, cao 4 -  10%.

- Bệnh đạo ôn lá: Xuất hiện và gây hại nhẹ tại các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Sơn, Việt Trì, Đoan Hùng, Phú Thọ với tỷ lệ 0,3 - 0,7%, cao 3 - 5%.

- Bọ trĩ: Gây hại nhẹ; tỷ lệ hại phổ biến 0,6 – 1,8%, cao 7,1 – 15%.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít đen, rầy các loại hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn, sâu ăn lá, sâu đục thân hại nhẹ rải rác.

3. Trên cây chè:

- Bệnh phồng lá chè: Gây hại nhẹ đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 1,8 -  5,2%, cao 16,8 -  25%, cục bộ 34% (Tân Sơn).

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ; tỷ lệ hại phổ biến 1,0 – 3,2%, cao 7 – 10%.

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ; tỷ lệ hại phổ biến 1,0 – 3,8%, cao 6 – 8%.

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ; tỷ lệ hại phổ biến 0,9 – 2,6%, cao 4 - 7%.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh chảy gôm gây hại nhẹ trên cây bưởi; Bọ xít nâu, nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa:

- Ruồi đục nõn: Tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng  trên lúa xuân muộn.

- Chuột: Tiếp tục gia tăng và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng cạn, ruộng ven làng, ven đồi gò,...

- Bệnh đạo ôn lá: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, có mưa nhỏ, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá xuất hiện và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, ổ. Đặc biệt lưu ý trên các giống nếp, Xi23, X21, KD18, HT, NU838,... ; các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm.

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Ngoài ra: Bọ trĩ, rầy các loại, sâu cuốn lá, sâu  đục thân gây hại nhẹ.

2. Trên ngô xuân: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu ăn lá, sâu đục thân gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

3. Trên chè: Bệnh phồng lá chè, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình.

5. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc Boxer 15GR rắc theo hướng dẫn trên bao bì, hoặc thuốc StarPumPer 800WP; Clodansuper 700 WP; Mossade 700WP, ...  phun theo chỉ dẫn trên bao bì

- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75WP, Fuji - one 40WP, New Hinosan 30EC, Fu-army 30WP, Kasai 21,2WP,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Antracol  70WP, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sâu đục thân: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng thuốc Bulldoock 025EC, Wofadan 95SP, Kuraba WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì

3. Trên chè:

- Bệnh phồng lá chè: Khi  tỷ lệ lá hại trên 30% sử  dụng một trong các loại thuốc Manage 5 WP, Dyboxylin 4 SL, 8 SL, … để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

- Bọ cánh tơ: Khi  tỷ lệ búp hại trên 10% sử  dụng một trong các loại thuốc Midan10WP, Bestox 5EC, Actara 25 WG, Dylan 2 EC, Bulldock 025 EC, …để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

- Rầy xanh: Khi  tỷ lệ búp hại trên 10% sử  dụng một trong các loại thuốc Mopride  20WP, Midan 10WP, ...phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Khi  tỷ lệ búp hại trên 10% sử  dụng một trong các loại thuốc Midan 10WP, Actatoc 200EC, Trebon10EC,... phun theo hướng dẫn trên bao bì.

* Ngoài ra: Theo dõi  chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: KT.

KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Loading...