Thông báo sâu bệnh từ 1-10/5, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 5/2012

(Từ ngày 01/05/2012 đến ngày 10/05/2012)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh từ 01/5/2012 đến 10/5/2012

Biện pháp phòng trừ.

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ 01/5 ĐẾN 10/5/2012.

1. Rầy các loại:

a. Hiện tại: Rầy phát triển trên diện rộng, chủ yếu rầy đang ở tuổi 4, 5 gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, với mật độ từ trung bình từ 800 - 1000 con/m2, cao 3000 - 4000 con/m2, cục bộ 7000 con/m2 (Xuân Viên, Phúc Khánh, Mỹ Lương, Trung Sơn, Đồng Lạc...). Diện tích nhiễm 850ha. Trong đó nhiễm trung bình 400ha, nhiễm nặng 200ha. Diện tích đã phòng trừ 550ha. Diện tích cần phòng trừ tiếp 500ha.

b, Dự báo: Trong thời gian tới rầy trưởng thành và tiếp tục đẻ trứng để phát sinh lứa sau với mật độ trung bình 500 - 800 con/m2, cao 2000 - 3000 con/m2, cục bộ 8000con/m2 (có nguy cơ cháy ổ, cháy chòm ở các xã có mật độ cao nêu trên). Dự kiến diện tích nhiễm từ 900 - 1200ha.

2. Bệnh khô vằn:

a. Hiện tại: Bệnh phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh ở hầu hết các xã. Tỷ lệ hại trung bình 10 - 12%, nơi cao 15 - 25%, cục bộ trên chân cao hạn, chân dộc chua trũng 30- 40%. Diện tích nhiễm 750 ha. Đã phòng trừ được 600 ha.

b. Dự báo: Bệnh tiếp tục gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, với tỷ lệ bệnh trung bình từ 15 - 20%, cao 20 - 35%, cục bộ >40%. Dự kiến diện tích nhiễm từ 1000 - 1500ha.

3. Bệnh sinh lý vàng lá: Bệnh gây hại từ nhẹ đến trung bình ở các chân ruộng cao hạn, ruộng chua trũng với tỉ lệ trung bình 15-20%, cao 30-40%, cục bộ >60%.

4. Bệnh đạo ôn: Bệnh gây hại từ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ lá hại trung bình từ 3 - 4%, cục bộ tới 8 - 10% lá hại. (Nga hoàng, Thượng Long, Phúc Khánh, Xuân Viên…). Diện tích hại 250ha. Đã phòng trừ 100% diện tích nhiễm.

5. Bọ xít dài: Đã suất hiện gây hại từ nhẹ đến trung bình với mật độ trung bình 1 - 2 c/m2, cao 5 - 6 c/m2, cục bộ 8 - 10 c/m2. Diện tích hại 210ha.  Diện tích phòng trừ 120ha.

6. Chuột: Gây hại chủ yếu ở những ruộng ven làng, ven rừng, ven đồi gây hại với tỷ lệ dảnh hại trung bình 2 - 3%, cao 8 - 10%, cục bộ 18 - 20%. Diện tích bị hại 200ha. Diện tích phòng trừ 150ha.

*  Ngoài ra còn có bọ xít dài, cuốn lá nhỏ gây hại rải rác.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.

1. Đối với rầy: Khi phát hiện mật độ rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng .... trên 1500c/m2 Sử dụng các loại thuốc hóa học như: Actara 25WG, Sieuray 250WP, Conphai 700WG, Midan 10WP, Oncol 25WP, Wusso 550EC…. để phòng trừ. Nếu mật độ cao có thể phun lại lần 2, sau lần 1 từ 3 - 5 ngày kết hợp với thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC....

2. Bệnh sinh lý vàng lá: Chủ động cung cấp nước đầy đủ cho các chân ruộng cao hạn, bón bổ xung thêm phân hoặc phun phân bón lá để cây lúa nhanh hồi xanh. Đối với chan ruộng chua, trũng cần sử dụng thuốc Antracol phun kĩ để giải độc cho cây lúa.

3. Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn: Khi phát hiện bệnh khô vằn với tỷ lệ dảnh hại >20%, đạo ôn lá hại >10%, dừng bón các loại phân bón hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Sử dụng thuốc Đối với bệnh đạo ôn dùng Bemsuper 75 WP, Beam 75 WP, Fuji-one 40 EC, New Hinosan 30 EC, Kamsul 2L , ... Bệnh khô vằn Till-super 300 EC, Anvil 5SC, Lervil 50SC, Valydacin 5L…..

4. Đối với bọ xít: Những ruộng xuất hiện bọ xít dài >6c/m2­­ sử dụng các loại thuốc Bestox 5EC, Fastac 5EC, Đichbachtrung 90SP… đẻ phòng trừ.

5. Chuột: Áp dụng các biện pháp thu công (bẫy, đào bới, hun khói, nuôi mèo, ...) hóa học (dùng các loại bả, ưu tiên các loại ba sinh học...) để tiêu diệt chuột.

* Chú ý: Tất cả các loại thuốc trên đều pha và phun theo hưỡng dẫn trên vỏ bao bì.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

- BCĐ - SX;

- UBND xã +Tổ KN;

- Lưu

TRƯỞNG TRẠM

(đã kí)

Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...