thông báo sâu bệnh thánh 5/2011
Thanh Sơn - Tháng 5/2011

(Từ ngày 04/05/2011 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

  TÌNH HÌNH SÂU BỆNH NGÀY 4/5 VÀ

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 05/2011

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI KỲ 1804/2011:

1. Thời tiết: Đầu tháng trời nắng nhẹ, có mưa rào rải rác. Nhiệt độ trung bình 20 – 240C, cao 30 - 320C, thấp 17- 180C. Thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

2. Cây trồng:

- Lúa xuân muộn:   Làm đòng.- đòng già.

- Ngô xuân:   10- 12 lá.

- Chè kinh doanh: Phát triển búp.

- Cây lâm nghiệp:  Phát triển thân cành.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên lúa:

     - Bệnh nghẹt rễ sinh lý:  Do điều kiện thời tiết rét trời âm u kéo dài bệnh hại chủ yếu trên những chân ruộng mới cấy đất cát pha, lầy thụt gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng .Tổng diện tích bị hại là 544,2ha. Trong đó hại nhẹ 486,6 ha, trung bình  57,5 ha.

     - Bệnh khô vằn: hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 555,6 ha; trong đó diện tích nhiễm nhẹ 373,5 ha; nhiễm trung bình 124,9 ha. nặng 57,2 ha.

     - Rầy các loại: Hiện tại rầy phát dục chủ yếu tuổi 2 và 3.và trưởng thành. Mật độ trứng cao trung bình từ 300 – 496 quả/ m2., cao 648 – 800 quar/ m2. cục bộ 1500 q/m2

     - Bệnh đạo ôn:  Bệnh gây hại nhẹ trên đồng ruộng cục bộ ổ trên giống nhiễm. Tỷ lệ hại trung bình 2,1- 8% lá hại . tập trung chủ yếu trên giống nhiễm( Kd18, nếp, Q5….).

     - Bọ xít dài: Di chuyển ra ruộng bắt đầu đẻ trứng và tích luỹ. mật độ trung bình 0,6 – 1 con/m2. cục bộ 2- con /m2..

      - Chuột: Gây hại nhẹ rải rác trên các ruộng bờ cao ven bờ mương, ven đồi nghĩa địa. tỷ lệ hại 2,5 -6,7% dảnh hại.  cục bộ 10% dảnh hại.

      - Ngoài ra: Các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân cúa mèo  xuất hiện rải rác gây hại cục bộ ổ hẹp.

b, Trên ngô xuân:  Sâu xám hại nhẹ tổng diện tích bị hại là 12,5 ha. Bệnh khô vằn, đốm lá nhỏ hại nhẹ; diện tích bị hại 31,1 ha. Ngoài ra sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ rải rác.

c, Trên cây chè:

- Rầy xanh gây hại nhẹ, diện tích bị hại 373 ha.  Bọ xít muỗi hại nhẹ diện tích bị hại 99,6 ha.

 Ngoài ra Bọ cánh tơ, Nhện đỏ, Bệnh thối búp gây hại nhẹ.

e, Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn mới trồng

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2011:

      Thời tiết đầu tháng 5 nhiệt độ cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Cây lúa ở giai đoạn đòng già - trỗ bông phơi màu.  Đây cũng là giai đoạn sung yếu của cây trồng thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Cần tập trung chú ý một số đối tượng sau:

1. Trên lúa xuân muộn:

* Bệnh khô vằn: Thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào, ẩm độ không khí cao bệnh gây hại từ trung bình đến nặng, cục bộ nặng trên những ruộng tốt rậm rạp bón phân không cân đối.

* Bệnh đạo ôn: Các xã  Địch quả, Võ miếu, Tân lập, Thạch khoán, Thị trấn. Cự đồng, Cự thắng…. bệnh đạo ôn lá đã hại rải rác gây hại trên lá đòng. Đề phòng điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh phát triển lây lan và gây hại trên cổ bông. Đặc biệt lưu ý trên trên các giống Nếp, KD18, Q5 và  các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm.

* Rầy các loại: rầy cám tiếp tục nở ra tăng mật độ và gây hại hại nhẹ cục bộ trung bình nếu không được phòng trừ kịp thời.

* Chuột hại nhẹ - cục bộ trung bình  ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang.

* Bọ xít dài gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng nế không được phòng trừ kịp thời.

 Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân 2 chấm gây hại nhẹ.đến trung bình cục bộ ổ nặng.

2. Trên ngô xuân:  chuột, sâu ăn lá, Rệp, bệnh đốm lá gây hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ - trung bình; bệnh thối búp gây hại nhẹ.

4. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn  trên cây keo, bạch đàn từ 1-3 tuổi. Sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con tại vườn ươm.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

     Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân. Trạm bảo vệ thực vật đề nghị UBND các xã, Thị trân quan tâm chỉ đạo bà con nông dân tăng cường tập trung chăm sóc bón bổ xung thêm phân ka li từ 2-3 kg/sào cho những diện tích lúa đòng còn non tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng tốt rút ngắn thời gian sinh trưởng, trỗ tập trung, tăng tỷ lệ hạt chắc cho năng xuất cao. Đồng thời tích cực kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh không để thiệt hại do sâu bệnh gây ra bằng các loại thuốc sau:

1. Trên lúa xuân muộn:

 Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh dừng bón các loại phân bón hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20%, sử dụng thuốc: Validacin 5SL, Tilvil 5SC, Zinggangmeisu 3SL 5WP, …

 Bệnh đạo ôn: Phòng trừ bệnh đạo ôn lá trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP,  Fu-army 30 WP, Kasai 21,2 WP, Kasumin 2L, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Trên nhưng ruộng đã bị đạo ôn lá cần tiến hành phun phòng trừ đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ 5-7 ngày bằng các loại thuốc trên

           Rầy các loại: Kiểm tra đồng ruộng khi phát hiện mật độ rầy 1500con/m2 (30con/k) cần được phòng trừ bằng các loại thuốc Bassa 50EC, NiBas 50EC, Jetan 50EC, Midan 10WP, …... Phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

     Bọ xít dài: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5EC,  Bestox 5EC …. Phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

*Chú ý: Các loại thuốc trên cần pha đúng theo nồng độ và liều lượng đã hướng dẫn trên bao bì để phát huy hiệu quả của thuốc và giảm chi phí phòng trừ.

          Tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp: thủ công, bẫy bả sinh học

Ngoài ra cần tiến hành phun bổ sung phân bón qua lá để cây lúa trỗ thoát, trỗ tập trung.

2. Trên ngô xuân: Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh thường xuyên, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.

3. Trên cây chè: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Cây lâm nghiệp: Kiểm tra, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, chú ý bệnh héo ngọn, khô cành rừng  keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc đặc hiệu. 

Nơi nhận:              

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,

- UBND 23 xã, TT,

- Đài truyền thanh huyện,

- Lưu vt.                                                        

Trạm trưởng

                  Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...