I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 06 năm 2011.
1. Thời tiết:
- Trong tháng trời nắng, có mưa rào xen kẽ, nhiệt độ trung bình 26-30˚C.
2. Cây trồng:
- Trên lúa xuân muộn: Chín và thu hoạch.
- Trên cây chè: Sinh trưởng, phát triển lứa búp tiếp theo.
- Trên cây rau màu, cây trồng khác: Sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Cây lâm nghiệp: Sinh trưởng, phát triển bình thường.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 06: Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.
a. Trên lúa:
+ Đầu tháng có rầy các loại gây hại từ nhẹ đến trung bình; mật độ trung bình 450-600 c/m2. Cục bộ ổ 2000 c/m2 (Đồng Thịnh, Thượng Long, Nga Hoàng,..). Diện tích hại 184,4ha. Trong đó diện tích nhiễm trung bình 92ha.
+ Bọ xít dài gây hại nhẹ, mật độ từ 2-4 c/m2: Diện tích hại nhẹ 82ha.
+ Bệnh khô vằn xuất hiện từ nhẹ đến trung bình với tỷ lệ hại 10-19%, cao từ 25-38%. Diện tích nhiễm 523ha, trong đó diện tích nhiễm trung bình 266ha.
+ Chuột gây hại nhẹ trên lúa với tỷ lệ hại: 0,5 -1%. Ngoài ra còn có bọ xít đen gây hại rải rác,…
b. Trên cây ngô: Có bệnh khô vằn xuất hiện với tỷ lệ hại 5-10%,cao 15-20%. Diện tích nhiễm 97ha, trong đó nhiễm trung bình 24ha. Ngoài ra có chuột gây hại nhẹ…
c. Cây chè: Có rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, đốm nâu, đốm xám, gây hại nhẹ đến trung bình với tỷ lệ hại từ 5-6%, cục bộ 10 - 12%.
d. Trên cây trồng lâm nghiệp: Bệnh khô mép lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ rải rác trên diện tích keo mới trồng lại từ 1-3 năm tuổi.
II/ Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 07/ 2011. Biện pháp phòng trừ:
1. Trên lúa mùa:
- Ốc bươu vàng trong thời gian tới gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình từ 2-4 c/m2, cao 5-7 c/m2, cục bộ 9-10 c/m2 ở khu ruộng ngập úng và ven bờ mương, bờ ngòi.
- Bệnh sinh lý trong tháng 7 xuất hiện trên diện rộng với tỷ lệ 7-10%, cao 20-25%.
* Ngoài ra một số diện tích lúa cấy sớm xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại gây hại rải rác.
* Biện pháp phòng trừ:
- Đối với bệnh sinh lý: Làm cỏ sục bùn, bón phân sớm, kết hợp phun phân bón lá như Komix, Diệp lục tố, phân bón đầu trâu, Pomior P298 để lúa phát triển và đẻ nhánh sớm…
- Đối với OBV:. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp; Thủ công, canh tác,…. Khi mật độ >3 c/m2 sử dụng các loại thuốc như; Clodansuper 700WP, Pazol,Mossade 700WP.... để phòng trừ lưu ý khi phun thuốc cần giữ mực nước trong ruộng từ 2-3cm.
2. Trên cây rau màu (rau các loại): Có sâu xanh, sâu ăn lá, gây hại nhẹ rải rác.
* Phòng trừ: Khi sâu bệnh tới ngưỡng dùng các loại thuốc có trong danh mục phòng trừ. Chú ý thời gian cách ly mới được thu hoạch.
3. Trên chè: Có rầy xanh, bọ xít muối, bệnh đốn nâu, đốm xám tiếp tục gây hại từ nhẹ - trung bình với tỷ lệ bệnh 5-7% búp hại. Cao 10-12% búp hại.
* Phòng trừ: Khi sâu bệnh tới ngưỡng phòng trừ cần phun bằng các loại thuốc có trong danh mục cho phép sử dụng trên cây chè do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Chú ý thời gian cách ly.
4. Trên cây lâm nghiệp:
- Có sâu ăn lá tiếp tục gây hại nhẹ rải rác.
- Bệnh khô mép lá gây hại trên diện tích rừng cằn cỗi nghèo dinh dưỡng, rừng mới trồng lại.
* Phòng trừ: Sâu ăn lá, dùng thuốc Ofatox 400EC, Sherpa 25EC... Dùng thuốc Daconil 75WP, Binhconil 75WP, Anvil 5SC, Lervil 5SC... để trừ bệnh khô mép lá….
5. Chuột hại:
- Chuột hại rải rác trên mạ mùa, lúa mới cấy và trên các cây rau màu vụ hè thu. Gây hại cao hơn ở những nơi ven rừng, xung quanh khu dân cư, ven đường lớn.
* Phòng trừ:
- Tổ chức tiêu diệt chuột bằng các biện pháp thủ công ngay từ dầu vụ để đàn chuột giảm đến mức cho phép.
* Chú ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên cần đọc kỹ hưỡng dẫn trên vỏ bao bì trước khi sử dụng.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ – SX
- UBND xó +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|