I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN.
1. Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và Chi cục BVTV Phú thọ; đồng thời có sự ủng hộ, phối kết hợp tốt của các ban ngành, đoàn thể trong huyện. Cán bộ Trạm làm việc kiên quyết, có kinh nghiệm chỉ đạo trong sản xuất, Trạm được tăng cường thêm một cán bộ, cơ sở vật chất của Trạm cũng đã được nâng lên.
Ở cở sở đã có sự chuyển biến rõ rệt, các cán bộ đã năng động, nhiệt tình hơn. Bên cạnh đó, người dân đã quan tâm hơn đến công việc của mình; đầu tư lớn, và hiểu biết hơn nên trong việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh có sự thuận lợi.
2. Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt thời tiết rét đậm, rét hại ở đầu vụ nên sâu bệnh cũng bất thường hơn các vụ trước. Kinh phí cho hoạt động sự nghiệp quá ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC DỰ TÍNH DỰ BÁO (DTDB) VỤ XUÂN 2011.
A. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ KẾT QUẢ PHÒNG TRỪ:
Trạm tiếp tục duy trì và củng cố 3 điểm DTDB của huyện là Xuân Viên (vùng thượng huyện), Phúc Khánh (vùng hạ huyện), Thị Trấn (vùng trung huyện). Trong cao điểm tháng 5, 6 Trạm mở rộng điều tra ra các xã như: Thượng Long, Đồng Thịnh, Xuân Thủy,… để nắm bắt tình hình rộng hơn, chắc hơn và làm căn cứ cho việc phòng trừ.
Bảng : Diện tích nhiễm và kết quả phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng chính, vụ xuân 2011.
Cây trồng
|
Dịch hại
|
Diện tích nhiễm (ha)
|
Diện tích phòng trừ (ha)
|
DT phòng trừ
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
Hại >70% NS
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lúa
|
Khô vằn
|
673
|
419
|
170
|
84
|
|
254
|
254
|
|
|
Đạo ôn
|
166,3
|
85
|
81,3
|
|
|
81
|
81
|
|
|
Vàng lá
|
182,6
|
91,3
|
91,3
|
|
|
|
|
|
|
Rầy
|
395
|
210
|
185
|
|
|
185
|
185
|
|
|
Ruồi
|
958,3
|
664,7
|
293,5
|
|
|
293,5
|
293,5
|
|
|
Bọ trĩ
|
90,1
|
90,1
|
|
|
|
|
|
|
|
OBV
|
343,7
|
253,1
|
90,7
|
|
|
90,7
|
90,7
|
|
|
Chuột
|
45
|
45
|
|
|
|
|
|
|
|
Bọ xít dài
|
132
|
92
|
40
|
|
|
40
|
40
|
|
|
Tổng
|
2986
|
1950,2
|
951,8
|
84
|
|
944,2
|
944,2
|
|
|
Ngô
|
Sâu xám
|
35,9
|
12,8
|
23,7
|
|
|
|
|
|
|
Huyết dụ
|
37,6
|
37,6
|
|
|
|
|
|
|
|
Khô vằn
|
52,2
|
52,2
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐLL
|
17,6
|
17,6
|
|
|
|
|
|
|
|
SĐT,ĐB
|
125,8
|
94,1
|
31,7
|
|
|
|
|
|
|
Rệp
|
24,1
|
24,1
|
|
|
|
|
|
|
|
Chuột
|
70
|
70
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
363,2
|
308,4
|
55,4
|
|
|
|
|
|
|
Chè
|
BXM
|
245,2
|
181,0
|
64,2
|
|
|
64,2
|
64,2
|
|
|
Rầy xanh
|
201,8
|
162,8
|
39,1
|
|
|
39,1
|
39,1
|
|
|
BCT
|
64,2
|
64,2
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhện đỏ
|
64,2
|
64,2
|
|
|
|
|
|
|
|
Đốm nâu
|
196,9
|
196,9
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
772,3
|
669,1
|
39,1
|
|
|
39,1
|
39,1
|
|
|
* Nhận xét: Sâu bệnh trong vụ xuân 2011 nhẹ. Cụ thể:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Xuất hiện vào tháng 5,6, gây hại trên tất cả các xã trên địa bàn huyện với tỷ lệ gây hại trung bình 10,6%, cao 38,1%, cục bộ 46%.
- Bệnh đạo ôn: Bệnh đạo ôn lá xuất hiện sớm từ đầu tháng 3, khi cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Tuy nhiên mức độ gây hại rất nhẹ. Đến giai đoạn đứng cái-làm đòng, bệnh gây hại nặng hơn với tỷ lệ hại trung bình 1,9%, cao 14,3%, cục bộ 40%. Bệnh đạo ôn cổ bông chỉ xuất hiện rải rác với mức độ gây hại không đáng kể.
- Rầy các loại: Gây hại từ nhẹ đến trung bình với mật độ trung bình 200-300 c/m2, cao 1000-1500 c/m2, cục bộ 2000-2500 c/m2.
- Ruồi đục nõn: Gây hại nhẹ-trung bình, tỷ lệ dảnh hại trung bình 3,79%, cao 14%, với diện tích bị hại nhẹ: 664,8ha, hại trung bình: 293ha.
- OBV: Xuất hiện đầu vụ gây hại 343,7 ha, trong đó bị hại nhẹ: 253ha, hại trung bình 90,7 ha. Mật độ trung bình 0,7 con/m2, cao 7 con/m2.
- BXD: Xuất hiện và gây hại vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 với mật độ trung bình 3-4 on/m2, cao từ 8-12 con/m2. Diện tích nhiễm TB 40ha. Nhẹ 92ha.
- Chuột: Gây hại nhẹ-trung bình với tổng diện tích bị hại: 153,8ha. Trong đó diện tích bị hại nhẹ: 72,1ha, trung bình: 81,7 ha.
Ngoài ra còn có bệnh đốm nâu, bệnh bạc lá, đốm sọc Vi khuẩn.. gây hại rải rác.
2. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại từ nhẹ đến trung bình. Diện tích hại 201,8 ha.
- Bọ xít muỗi: Gây hại từ nhẹ đến trung bình 245,2 ha.
- Nhện đỏ, bọ cánh tơ, đốm nâu: Hại nhẹ.
Ngoài ra còn có bệnh chết loang, bệnh phồng lá, chấm xám hại nhẹ rải rác.
3. Trên cây ngô:
- Sâu xám: Xuất hiện đầu vụ, gây hại nhẹ -trung bình, diện tích bị hại: 35,9ha, trong đó diện tích hại nhẹ: 12,8ha, hại trung bình: 23,7ha.
- Sâu đục thân,đục bắp: Gây hại 125,8 ha, trong đó hại nhẹ: 94ha, hịa trung bình: 31,7ha.
Ngoài ra, có rệp cờ, đốm lá lớn, huyết dụ, khô vằn, chuột hại nhẹ.
4. Rau đậu vụ xuân: Sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn... gây hại từ nhẹ-trung bình.
5. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá gây hại nhẹ, bệnh khô cành gây hại nhẹ rải rác.
B. CÔNG TÁC THAM MƯU CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Công tác tham mưu: Trạm tham mưu với UBND huyện ra các thông báo:
- 01 thông báo về việc diệt chuột tập trung.
- 01 văn bản về việc đôn đốc chăm sóc lúa sau đợt rét và phòng trừ sâu hại.
- 01 văn bản về việc đôn đốc chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm.
- 01 thông báo về việc đẩy mạnh triển khai chương trình SRI vụ mùa 2011.
- 01 báo cáo tổng kết mô hình SRI vụ xuân 2011.
2. Công tác chỉ đạo:
- Ngay từ đầu vụ, Trạm đã xây dựng phương án BVTV vụ xuân 2011 và tích cực chỉ đạo cơ sở phòng trừ theo phương án.
- Hàng tháng, ngay từ đầu tháng Trạm ra thông báo chỉ đạo sâu bệnh của tháng đó. Cao điểm (tháng 5, 6) Trạm ra thông báo 10 ngày 1lần để chỉ đạo cơ sở phòng trừ.
- Trạm đã phối kết hợp với cán bộ các ngành liên quan của huyện và của tỉnh tăng cường tập huấn cho dân để tăng cường phòng trừ sâu bệnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2011, Trạm đã tiến hành tập huấn thường xuyên cho nông dân được 19 buổi với 583 người tham gia. Trạm cũng đã kết hợp với Trung tâm Giống, phòng kỹ thuật tập huấn 08 buổi về kỹ thuật sử dụng phân bón lá hữu cơ Pomior.
- Trạm phối kết hợp với Đài truyền hình huyện xây dựng băng khoa giáo về sâu bệnh vụ xuân 2011 và cách phòng trừ, được nông dân đánh giá cao.
3. Về tồn tại: Tổ khuyến nông của 1 số xã vùng sâu còn có biểu hiện lơ là trong cao điểm, cần phải được khắc phục kịp thời.
4. Kết quả phòng trừ:
Diện tích nhiễm sâu bệnh vụ xuân trên cây lúa là 2986 ha. Trong đó có 951,8 ha nhiễm trung bình, diện tích nhiễm nặng 84 ha. còn lại là diện tích nhiễm nhẹ. Diện tích phòng trừ 944,2 ha. Tỷ lệ thiệt hại chung cả huyện 0,85 %.
IV. CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT (KHKT).
Trong vụ xuân 2011 Trạm BVTV Yên Lập đã xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) với diện tích 269 ha với 17/17 xã, thị trấn tham gia. Kết quả lượng thóc giống giảm 40- 50% so với tập quán, lượng nước tưới giảm 50%, lượng đạm giảm 30%. Năng suất tăng so với tập quán 20-25%. Ngoài ra, trạm còn chỉ đạo thực hiện 1,5ha mô hình sắn cao sản KM94.
V. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA - KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1. Trong vụ Trạm đã phối kết hợp với đoàn thanh tra liên nghành kiểm tra được 20/77 đại lý dịch vụ buôn bán thuốc BVTV.
2. Về công tác kiểm dịch thực vật: Kiểm tra thường xuyên theo Chi đạo của Chi cục,…
VI. KẾT LUẬN
Vụ xuân 2011 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu vụ, trời âm u, thiếu nắng nhưng với quyết tâm chỉ đạo phòng trừ cao nên sâu bệnh trên địa bàn chỉ ở mức nhẹ, tỷ lệ thiệt hại thấp, đảm bảo an toàn cho mùa màng. Lúa xuân 2011 cho năng suất cao.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PCT, CCBVTV (B/c)
- Lưu./.
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|