Thông báo sâu bệnh tháng 6
Thanh Sơn - Tháng 7/2014

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

$0THÔNG BÁO$0 $0Kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ mùa$0 $0và dự báo trong thời gian tới$0 $0 $0 $0 $0$0 $0 $0 $0$0 $0$0 $0 $0 $0 $0 $0 $0 $0Từ ngày 13 - 14/7/2014, trạm bảo vệ thực vật Thanh Sơn đã tổ chức tổng điều tra sâu bệnh hại lúa nhằm đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ và dự báo tình hình sâu bệnh trong vụ, kết quả cụ thể như sau:$0 $01. Sâu cuốn lá nhỏ: $0 $0* Hiện tại: Sâu non lứa 4 đang gây hại trên trà lúa mùa sớm, mùa trung, mật độ phổ biến 3,5 – 10,5 con/m2, cao 14,5- 28 con/m2, cục bộ 56 con/m2; Phát dục chủ yếu tuổi 2,3.$0 $0* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại nhẹ trên các trà lúa và chuẩn bị chuyển lứa. Dự kiến, bướm cuốn lá ra rộ từ ngày 1- 4/8/ 2014, sâu non gây hại mạnh 8/ 8 trở đi. Đây là lứa sâu cần quan tâm để chỉ đạo phòng trừ.$0 $0* Biện pháp phòng trừ:. Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng) hoặc trên 50 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), sử dụng một trong các loại thuốc Victory 585 EC, Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5WG,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. $0 $02. Sâu đục thân: $0 $0* Hiện tại: Sâu non sâu đục thân 2 chấm lứa 3 gây hại nhẹ trên các trà lúa mùa chung; Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 2,1%, cao 3,3 - 5,8 %, cục bộ ổ 9,0%; Phát dục chủ yếu tuổi 3,4$0 $0* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây dảnh héo trên các trà lúa và chuẩn bị chuyển lứa. Dự kiến, bướm lứa 4 ra rộ từ ngày 8/8/2014, sâu non gây dảnh héo trên các trà lúa từ đầu đến giữa đến trung tuần tháng 8. $0 $0* Biện pháp phòng trừ:  Hiện tại, tiếp tục theo dõi, không nên phun thuốc trong đợt này vì lúa giai đoạn đẻ nhánh, khả năng đền bù cao. Chủ động phòng trừ sâu lứa 4 khi ruộng có mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên; sử dụng một trong các loại thuốc Victory 585EC, Finico 800 WG, Rigell 800 WG, Reasgant 3.6EC,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.  $0 $03. Bệnh sinh lý: $0 $0* Hiện tại: Bệnh xuất hiện và gây hại nhẹ trên lúa cấy sớm; Tỷ lệ hại phổ biến 4-10.5%, cao 17,5 - 24,5%.$0 $0* Dự báo: Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao bệnh phát sinh gây hại trên những ruộng cao hạn thiếu nước, ruộng dộc chua, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục.$0 $0* Biện pháp phòng trừ: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ, sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất. Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc Hydrophos, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.$0 $04. Ốc bươu vàng: $0 $0* Hiện tại: Ốc bươu vàng xuất hiện trên các trà lúa tại hầu hết các xã mức độ hại nhẹ đến trung bình; Mật độ phổ biến 0,2 - 1 con/m2, cao 3,3 – 7,5 con/m2, $0 $0* Dự báo: Ốc bươu vàng tiếp tục phát triển, xong khả năng gây hại giảm do lúa giai đoạn đẻ nhánh không là mồi ăn phù hợp; Lưu ý trên các ruộng gieo xạ và cấy muộn.$0 $0* Biện pháp phòng trừ: Áp dụng  biện pháp bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích có mật độ ốc trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại dùng các loại thuốc hoá học: Clodansuper 700 WP,  Pazol 700WP, Boxer 15 GR,  StarPumper 800WP,… phun hoặc rắc theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.$0 $05. Ngoài ra: Cần theo dõi phòng trừ Rầy các loại, châu chấu, bọ trĩ gây hại khi đến ngưỡng.$0 $0 $0 $0$0 $0$0 $0$0 $0 $0 $0 $0 $0Nơi nhận:               $0 $0- Chi cục BVTV (b/c),$0 $0- UBND huyện, huyện uỷ (b/c), $0 $0  - Ban chỉ đạo sản xuất huyện$0 $0- Các phòng ban liên quan (p/h), $0 $0- UBND 23 xã, TT,$0 $0- Đài truyền thanh huyện,$0 $0- Lưu vt    .                                                         $0 $0 $0 $0TRẠM TRƯỞNG$0 $0 $0 $0 $0 $0                  $0 $0               Nguyễn Thị Hải$0 $0 $0 $0 $0 $0 $0
Các thông báo sâu bệnh khác
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Loading...