Thông báo sâu bệnh tháng 5, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 6
Việt Trì - Tháng 6/2015

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 5

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 6/2015

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 5/2015:

1. Trên lúa xuân sớm, xuân muộn:

- Bệnh khô vằn: Gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các xã, phường; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 670,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 394,2 ha, nhiễm trung bình 198,3 ha, nhiễm nặng 77,9 ha. Diện tích phòng trừ 276,2 ha.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Xuất hiện và gây hại cục bộ, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 82,9 ha, trong đó nhẹ 31,4 ha, trung bình 51,5 ha; diện tích đã phòng trừ 51,5 ha.

Ngoài ra: Bệnh đạo ôn, rầy các loại gây hại cục bộ; Sâu cuốn lá, sâu đục thân, chuột gây hại nhẹ; Bọ xít dài, bệnh đốm nâu hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, rệp gây hại nhẹ; Chuột hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 6/2015:

Trong tháng 6 sâu bệnh di chuyển gây hại trên lúa chét và trên cỏ, sau đó chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, tập trung một số đối tượng sau:

1. Trên mạ:

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi gò, những ruộng gieo sớm so với đại trà.

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại gây hại nhẹ.

2. Trên lúa mùa sớm:

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.

- Các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại nhẹ.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, áp dụng kỹ thuật SRI, gieo thưa, bón phân đầy đủ cho cây mạ sinh trưởng khoẻ, gieo tập trung để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại trên mạ.

2. Trên lúa: Áp dụng kỹ thuật SRI, làm đất kỹ, bón vôi khử chua, bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp bón NPK5:10:3; cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: ốc bươu vàng, bệnh sinh lý,... và chỉ phun thuốc phòng trừ trên những diện tích vượt ngưỡng, cụ thể:

- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp bắt ốc thủ công, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích có mật độ ốc trên 3 con/m2 trở lên sử dụng một trong các loại thuốc như: Clodansuper 700WP, StarPumper 800WP, Pazol 700WP, ... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Lưu ý khi phun thuốc cần giữ mực nước từ 3 - 5 cm để tăng hiệu lực của thuốc.

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc lúa đẻ sớm, kết hợp làm cỏ sục bùn để cung cấp ôxi giúp cho bộ rễ lúa phát triển, đồng thời giải phóng các độc tố trong đất; Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp; Hạn chế phun thuốc hoá học đầu vụ để bảo vệ thiên địch.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- TTTU, HĐND, UBND TP (B/c);  

- Phòng Kinh tế;

- HND, PN, TN, ĐTT;

- UBND xã, phường, HTX;

 - Lưu Trạm.

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

PHỤ TRÁCH TRẠM

Nguyễn Thị Lan Phương

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...