I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 05:
1. Thời tiết: Đầu tháng do ảnh hưởng của cơn bão số 1 có mưa nhỏ kéo dài. Giữa và cuối tháng, ngày trời nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác. Nhiệt độ trung bình 26-280C, cao 31-340C, thấp 20-230C. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây lúa: - Lúa xuân muộn: Chắc xanh - Chín – Thu hoạch.
- Ngô xuân: Chín sáp – Thu hoạch.
- Chè kinh doanh: Phát triển búp.
- Cây lâm nghiệp: Phát triển thân, tán.
3. Tình hình sâu bệnh:
a. Trên lúa xuân muộn: + Rầy nâu, rầy lưng trắng: gây hại nhẹ, cục bộ gây cháy ổ 1ha (xã Lương nha, Tinh nhuệ) giai đoạn lúa chín đỏ đuôi. Diện tích nhiễm nhẹ 243ha.
+ Bệnh khô vằn: gây hại nhẹ trên những diện tích lúa trỗ muộn. Tổng dện tích nhiễm 243ha (nhiễm nhẹ). Diện tích được phòng trừ 67,2ha.
+ Bọ xít dài: gây hại nhẹ, cục bộ hại nặng. Tổng diện tích nhiễm 179,8ha, trong đó nhiễm nhẹ 164,3ha, nhiệm nặng 15,5ha.
Ngoài ra bệnh bạc lá cục bộ ổ hại nhẹ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm hại nhẹ rải rác.
b. Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại nhẹ, sâu đục thân, bắp hại rải rác.
c. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ - trung bình, bọ cánh tơ hại nhẹ.
Diện tích nhiễm rầy xanh là 746ha, trong đó nhiễm nhẹ 572,1ha, nhiễm trung bình 173,9ha. Diện tích được phòng trừ 173,9ha. Diện tích nhiễm bọ xít muỗi là 1119ha, trong đó nhiễm nhẹ 746ha, nhiễm trung bình 373ha. Diện tích được phòng trừ 546,9ha. Diện tích nhiễm bọ cánh tơ là 546,9ha (nhiễm nhẹ).
d. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, khô cành hại nhẹ rải rác trên cây keo, bạch đàn 1 - 3 năm tuổi.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 06:
Trong tháng 6 sâu bệnh di chuyển gây hại trên lúa chét và bờ cỏ, sau đó di chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, tập trung một số đối tượng sau:
1. Trên mạ: - Chuột: gây hại rải rác, mức độ nhẹ, cục bộ ổ nặng trên những ruộng mạ gieo ven gò đồi, ruộng gieo sớm hơn so với đại trà.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm: gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ ổ nặng trên những ruộng mạ xanh tốt khoảng từ giữa tháng 6 trở đi.
- Ốc bươu vàng hại cục bộ mạ gieo trên ruộng, mức độ nhẹ - trung bình.
Ngoài ra rầy các loại, sâu cuốn lá lớn, sâu keo, châu chấu gây hại rải rác. Bệnh khô vằn hại cục bộ trên những ruộng mạ tốt, gieo dày.
2. Trên lúa: - Bệnh sinh lý: gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy thụt, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao bệnh gia tăng phát triển mạnh, mức độ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
- Chuột: gây hại cục bộ trên những ruộng lúa cấy sớm hơn so với đại trà, những ruộng ven gò đồi, ruộng khô hạn, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
- Ốc bươu vàng: gây hại trên những ruộng sâu trũng, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm gây hại từ 20/6 trở đi, mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình trên diện hẹp. Ngoài ra cào cào, châu chấu gây hại nhẹ rải rác.
3. Trên chè: Các đối tượng rầy xanh, bọ cánh tơ. bọ xít muỗi hại nhẹ - trung bình, cục bộ ổ nặng. Ngoài ra nhện đỏ hại nhẹ - trung bình, bệnh chấm xám hại rải rác.
4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, héo ngọn, sâu ăn lá. mối gốc hại nhẹ trên keo, bạch đàn 1 - 3 tuổi.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm tiêu diệt nguồn bệnh ngay từ đầu. Gieo mạ đúng khung thời vụ, gieo thưa, bón đầy đủ phân cho cây mạ sinh trưởng khoẻ. Gieo tập trung để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại.
2. Trên lúa cấy: Làm đát kỹ, bón vôi khử chua, bón đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân NPK (10-15kg/sào); cấy mạ non 2,5 - 3 lá, cấy đúng mật độ (cấy thưa 35-40khóm/m2), cấy nông tay. Chăm sóc, làm cỏ và bón phân thúc đẻ sớm sau cấy 5 - 7 ngày giúp lúa sinh trưởng tốt tạo khả năng đẻ nhánh tối đa. Hạn chế phun thuốc trừ cỏ và thuốc hoá học ngay từ đầu vụ khi sâu bệnh chưa vượt ngưỡng để bảo vệ thiên địch.
* Ốc bươu vàng: Dùng biện pháp thủ công thu gom ốc non, trưởng thành và trứng trước khi cấy. Khi ruộng có mật độ ốc cao >3con/m2 sử dụng thuốc Clodansuper 700WP, lưu ý khi phun thuốc cần duy trì mực nước 2-3cm trên ruộng.
Lưu ý phun phòng trừ các ổ cào cào, châu chấu gây hại trên lúa non.
3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho cây chè.
4. Trên cây lâm nghiệp: Khi phát hiện thấy trên rừng keo, bạch đàn chớm bị bệnh khô cành, héo ngọn cần sử dụng các loại thuốc Binhconil 75WP, Cavil 60WP để phòng trừ.