I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI TRONG THÁNG 04/2017:
1. Trên lúa:
- Bệnh bạc lá: Bệnh đã phát sinh và gây
hại nhẹ rải rác tại các xã An Đạo, Bình Bộ, Hạ Giáp,... Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,9 - 2,5 %, trung bình 4,3 – 7,5 %, cao 11,2
%. Diện tích nhiễm 15,99 ha; trong
đó nhiễm nhẹ 15,99 ha (xã An
Đạo: 10 ha); diện tích đã phòng trừ 6 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh và gây hại tại các xã Tử Đà, Liên
Hoa, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận ... mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,6 - 2,5% cao 5,2 - 7,5 %. Diện
tích nhiễm 34,70 ha, trong đó nhiễm
nhẹ 34,70 ha
- Bệnh khô vằn: Phát
sinh và gây hại tại hầu hết các xã, thị trấn. mức độ hại nhẹ đến
trung bình, tỉ lệ hại phổ biến 3,8-12,7%, cao 27,1-33,9%. Diện tích nhiễm 422,92 ha, trong đó: Nhiễm nhẹ 258,62 ha, nhiễm trung bình 164,29 ha; diện tích phòng trừ 164,29 ha.
- Rầy các
loại: Phát sinh rải rác tại tất cả các xã,
thị trấn. Mật độ rầy phổ biến 140-280
con/m2, cao 320 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành,
trứng.
Mật độ trứng rầy trung bình 7 - 14 ổ/m2, cao 70 ổ/m2.
- Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài,
châu chấu, chuột,...gây hại nhẹ rải rác.
2. Trên ngô:
- Bệnh khô vằn hại nhẹ đến
trung bình. Diện tích nhiễm 52,8ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ
20,8ha, nhiễm trung bình 32ha.
- Sâu đục thân, bắp, hại nhẹ rải rác.
3. Trên chè:
Rầy
xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám
gây hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, bệnh chảy gôm, bệnh loét, ... phát sinh gây hại rải rác
trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh
thán thư, bệnh sương mai hại rải rác
trên nhãn vải.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI THÁNG 5/2017:
1. Trên lúa chiêm xuân:
- Rầy các loại: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại trên các trà
lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ
kịp thời, gây cháy chòm, cháy ổ từ mùng 5 tháng 5 trở đi. Các xã cần chú ý: Phú
Nham, Bảo Thanh, Trạm Thản, An Đạo ...
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh có khả năng tiếp tục
phát triển, cần đề phòng bệnh gây hại nhẹ cục bộ hại trung bình trên các diện
tích đã nhiễm đạo ôn lá từ kỳ trước mà không được phòng trừ kịp thời; trên
các giống nhiễm như BC15, Xi23, X21, Nếp, J02, HT1, KD18, ... Các xã cần chú ý: Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Trị
Quận, Hạ Giáp,Phú Mỹ, Lệ Mỹ…
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi
khuẩn: Bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan nhanh nhất là trên diện tích đã xuất
hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm: Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9,
.... Các xã cần lưu ý: An
Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Trung Giáp, Liên Hoa,…
-
Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan nhanh và gây hại mạnh
trên các trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những
ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Trà xuân muộn ở
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần chú ý.
-
Ngoài ra: Chú ý sâu đục thân hai chấm hại trên diện tích
lúa trỗ muộn sau kỳ nghỉ lễ; diện tích lúa trỗ trong thời
gian gặp mưa cần chú ý bệnh đen lép hạt; Các đối tượng khác như bọ
xít dài, chuột tiếp tục gây hại rải rác.
2. Trên ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, rệp cờ,..., xuất
hiện và gây hại nhẹ.
3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, bọ xít
muỗi, rầy xanh, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám..., gây hại rải rác
4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, sâu vẽ bùa, bệnh chảy gôm,
bệnh loét..., hại nhẹ rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư, nhện lông nhung..., hại rải rác trên cây nhãn, vải.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:
1. Trên
lúa chiêm xuân:
1. Trên lúa: Đảm bảo đủ nước trong thời gian cây lúa trỗ đến
chín sữa; Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để
các ổ sâu bệnh đến ngưỡng, trong đó lưu ý:
- Rầy các loại: Khi phát
hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40
con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc (Ví dụ: Victory 585 EC,
Nibas 50 EC, Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC, ...).
- Bệnh đạo ôn cổ bộng: Theo dõi chặt chẽ thời
tiết và những ruộng, khu cánh đồng đã nhiễm bệnh để chủ động phòng trừ bệnh đạo
ôn cổ bông đối với diện tích lúa chuẩn bị trỗ. Sử dụng một trong các loại thuốc
(Ví dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sako 25WP,
Abe nix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP...
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi
khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh
bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP,
Sasa 25WP, ...).
- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa
nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc
(Ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil
50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...).
- Chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp; đặc biệt lưu ý
khi đánh chuột ngoài đồng trong thời gian này nên đánh chuột bằng bả phối trộn
bằng các chất có mùi tanh như: Cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB
.... mới có hiệu quả.
2. Trên ngô:
Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu,
tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô. Pha và
phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp
kỹ thuật tổng hợp.
3. Ngoài ra: Theo dõi chặt
chẽ sâu bệnh trên cây chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp để có biện pháp
phòng trừ kịp thời. Chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; khi sử dung thuốc
BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của
địa phương.
Nơi nhận:
- Chi
cục BVTV Phú Thọ;
- TTHU, HĐND, UBND huyện;
- Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT;
- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Hữu Đại
|
|
|