I.
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3:
1. Trên lúa xuân trung:
- Bệnh khô vằn:
Phát sinh gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm 35,9 ha nhiễm nhẹ.
- Chuột: Hại nhẹ
đến trung bình; Diện tích nhiễm 47,1 ha, trong đó nhiễm nhẹ 36,7 ha, nhiễm
trung bình 10,4 ha.
- Ngoài ra, các
đối tượng: Rầy các loại, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, … phát sinh
hại nhẹ rải rác.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh sinh lý:
Phát sinh gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm 50,2 ha nhiễm nhẹ.
- Bệnh khô vằn: Phát
sinh gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm là 26,3 ha.
- Chuột: Gây hại
nhẹ; Diện tích nhiễm 53,4 ha nhiễm nhẹ.
- Các đối tượng:
Rầy các loại, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ,… phát sinh hại nhẹ rải rác.
II. DỰ BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA THÁNG 4:
- Bệnh khô vằn: Tiếp
tục phát sinh phát triển và lây lan gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn làm
đòng, trỗ bông – ngậm sữa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những
diện tích lúa cấy dày, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.
- Bệnh đạo ôn: Trong
điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao bệnh tiếp tục phát sinh, phát
triển gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Trên những diện tích bị nhiễm đạo
ôn lá giai đoạn lúa trỗ sẽ bị đạo ôn cổ bông nếu không phòng trừ kịp thời. Cần
lưu ý trên các giống nhiễm như Nếp, J02, BC15, Xi23, X21, HT1, KD18,...; Các
phường, xã cần chú ý: Thanh Đình, Phượng Lâu, Thụy Vân, Hy Cương, Phượng Lâu,
Minh Nông,...
- Chuột: Tiếp
tục gây hại trong giai đoạn lúa làm đòng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ
hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn,...
- Ngoài ra: Rầy các loại, bệnh bạc lá đốm sọc vi
khuẩn, sâu đục thân, bọ xít dài, ... gây hại nhẹ.
III/ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
- Bệnh đạo ôn: Khi ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hóa học và
thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lệ
lá hại trên 5%, điều kiện trời âm u, độ ẩm cao tiến hành phòng trừ ngay bằng
thuốc hóa học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:
Thuốc Katana 20 SC, Fu – army 30 WP, S, Funhat 40 WP, Sako 25WP.....). Pha và
phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải
phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá; khi lúa vào giai đoạn trỗ bông, những ruộng đã bị đạo ôn
lá cần phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ thấp tho.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng
lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 10%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các
thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Valicare 8SL,
Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng
dẫn kỹ thuật trên bao bì.
-
Chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp; đặc biệt lưu ý
khi đánh chuột ngoài đồng trong thời gian này nên đánh chuột bằng bả phối trộn
bằng các chất có mùi tanh như: Cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB
....mới có hiệu quả.
- Ngoài ra: Cần lưu ý các đối tượng sâu đục
thân, rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít dài,...
* Lưu ý:Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ
bao bì thuốc BVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- UBND TP (B/c);
- Phòng Kinh tế, ĐTT;
- UBND phường, xã;
- Lưu Trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Thị Lan Phương
|