thông báo sâu bệnh tháng 3
Cẩm Khê - Tháng 3/2012

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 03 NĂM 2012

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 2/2012:

1. Thời tiết:

Trong tháng, ngày trời ít nắng, đêm và sáng có mưa phùn mưa nhỏ, không khí lạnh tăng cường, trời rét. 

2. Cây trồng:

   - Trên mạ xuân: cấy- đẻ nhánh

- Trên cây ngô xuân:  3lá- 8lá

- Trên chè: Phát triển búp.

3. Tình hình sâu bệnh:

a,Trên lúa xuân muộn: OBV gây hại nhẹ- TB (Cục bộ hại nặng ). Diện tích nhiễm: 175.3ha

Ngoài ra: chuột, bọ trĩ, ruồi đục nõn, rầy, bệnh đạo ôn, bệnh sinh lý xuất hiện tỷ lệ hại thấp

  b, Trên ngô:  Sâu xám, dế, chuột, bệnh đốm lá, sâu đục thân gây hại nhẹ. 

  c, Trên chè: rầy xanh, bọ xít muỗi gây hại nhẹ.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2012:

 1. Trên lúa xuân:

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục phát triển tăng nhanh mật độ gây hại trên ruộng trũng, nhiều nước, lúa mới cấy còn non của trà xuân muộn, mức độ hại nhẹ- TB, cục bộ hại nặng.

- Bọ trĩ, ruồi đục nõn: Gây hại giai đoạn lúa hồi xanh, đẻ nhánh; mức độ hại nhẹ đến trung bình. (Cục bộ hại nặng những ruộng cấy muộn, ruộng hạn).

- Bệnh đạo ôn lá: phát sinh, phát triển lây lan gây hại mức nhẹ-TB, trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh gây hại nặng trên các giống nhiễm như: Lúa nếp các loại, Thiên Nguyên Ưu 16, KD18, Q5, BC15...cấy mau, bón nhiều đạm, bón đạm muộn...Cần đặc biệt lưu ý đều tra, theo dõi.

- Bệnh sinh lý: bệnh tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình trên ruộng khô hạn. Cấy sâu tay…

Ngoài ra: Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn. Rầy các loại, châu chấu, bệnh lùn sọc đen...

2. Trên cây rau, đậu, lạc: sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, rệp, rầy xanh phát sinh gây hại mức nhẹ- TB. Bệnh thối gốc, lở cổ rễ, bệnh đốm lá phát sinh gây hại mức nhẹ- TB.

3. Trên ngô xuân: Sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, chuột... gây hại nhẹ.

4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm xám gây hại nhẹ đến trung bình.

5. Cây ăn quả: Bệnh sương mai, nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Tập trung chăm sóc lúa, bón phân thúc đẻ nhánh sớm, cân đối đạm-kaly, sục bùn làm cỏ;( không bón đạm lai rai, quá muộn).

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, chú ý các đối tượng sau:

+ Ốc bươu vàng: Chỉ đạo huy động bắt ốc non, trưởng thành, ổ trứng trên ruộng, kênh mương, ao hồ...đem tiêu huỷ. Chỉ  sử dụng thuốc hoá học Clodansuper 700 WP khi mật độ ốc cao, đang gây hại.

+ Bọ trĩ: Duy trì đủ nước trong ruộng. Phun phòng trừ khi mật độ bọ trĩ non trên 3.000 con/m2 (15% dảnh hại) bằng các loại thuốc Rigell 800 WG, Regent 800 WG, Actara 25WG, ...

+ Bệnh đạo ôn lá: Khi bệnh mới xuất hiện, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, giữ đủ nước trong ruộng. Theo dõi chặt chẽ , khi tỷ lệ lá hại 10% , sử dụng thuốc đặc hiệu để phun trừ như: Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP, New Hinosan 30 EC, Fu-army 30 WP, Kasai 21,2 WP...

 + Chuột: Tiếp tục chỉ đạo tích cực đợt diệt chuột tập chung theo chỉ đạo của UBND huyện bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên cây rau, đậu, lạc: Chăm sóc, theo dõi, phòng trừ các đối tượng sâ, bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu.

3. Trên ngô xuân: Chăm sóc, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.

4. Trên cây chè: Theo dõi phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu (cần lưu ý rầy xanh).

5. Cây ăn quả: Theo dõi sâu bệnh trên cây nhãn, vải. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

     

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND (B/c).

- Chi cục BVTV tỉnh; (B/c)

- Các cơ quan liên quan;

- Các xã, TT;

- L­ưu.

         TRƯỞNG TRẠM

             Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Loading...