rừ
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 12/2013:
1. Trên mạ xuân trung:
- Trong điều kiện trời rét kéo dài bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác trên ruộng làm đất không đúng kỹ thuật.
- Ngoài ra châu chấu, rầy, chuột hại nhẹ ở những ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới gieo.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 97,7 ha.
- Bệnh đốm lá lớn: Gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 97,7 ha.
- Ngoài ra: Sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá nhỏ và chuột gây hại rải rác.
3. Trên rau:
- Sâu xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 73,0 ha (Nhẹ 52,2 ha, trung bình 20,8 ha); Diện tích phòng trừ 96,8 ha.
- Bọ nhảy: Gây hại mức độ nhẹ. Diện tích nhiễm 22,5 ha.
- Bệnh sương mai: Gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 126,0 ha (82,9 ha, trung bình 36,5 ha, nặng 6,6); Diện tích phòng trừ 100,4.
- Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Hại nhẹ; Diện tích nhiễm 41,5 ha.
- Bệnh đốm vòng: Hại nhẹ; Diện tích nhiễm 78,0 ha (Nhẹ 57,3 ha, trung bình 20,7 ha); Diện tích phòng trừ 47,2 ha.
- Các đối tượng: Sâu tơ, sâu khoang, rệp, hại nhẹ rải rác.
4. Trên chè:
- Rầy xanh: Hại nhẹ; Diện tích nhiễm 288,3 ha.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. Bệnh phấn trắng hại nhẹ trên các vườn ươm cây keo giống.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 01/2014:
1. Trên mạ xuân trung, xuân muộn:
- Bệnh sinh lý: Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài bệnh phát sinh và hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên mạ mới gieo và gieo không che phủ nilon.
- Chuột gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn và ruộng mới gieo.
2. Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá tiếp tục gây hại trên ngô trồng muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình
Ngoài ra: Sâu đục thân, đục bắp, rệp hại nhẹ đến trung bình; Chuột gây hại cục bộ.
3. Trên rau:
- Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn gây hại trên cây bắp cải, rau cải, su hào; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh héo xanh, bệnh sương mai, hại nhẹ đến trung bình trên cây khoai tây.
4. Trên chè: Đốn chè qua đông và phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng.
5. Cây lâm nghiệp: Bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại nhẹ cây con ở vườn ươm.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ xuân trung, xuân muộn: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân, giữ đủ nước trong ruộng mạ. Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon. Tích cực diệt trừ chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
2. Trên cây ngô: Tập trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín, chú ý phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ (Trên những diện tích ngô trồng muộn) bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Trên cây rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên chè: Tiến hành bón phân cho chè sau đốn và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh khi đến ngưỡng.
5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn; Chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, sương muối cho cây con trong vườn ươm./.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c),
- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),
- Ban chỉ đạo sản xuất huyện
- Các phòng ban liên quan (p/h),
- UBND 23 xã, TT, Đài truyền thanh huyện.
- Lưu VT
|
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|