THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 04
DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 5 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG TRONG THÁNG 04/2010:
1. Thời tiết: Đầu tháng trời nắng đêm và sáng có sương mù và chiều giảm mây trời nắng ấm, giữa đến cuối tháng trời nhiều mây có mưa rào nhẹ. Nhiệt độ trung bình 24 - 250C, cao 28 - 310C, thấp 21 - 23C. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường
2. Cây trồng:
- Trên lúa: Đòng già - trỗ
- Đậu tương: Phân cành - ra hoa - hình thành quả
- Trên cây ngô: 9 lá - xoáy nõn - trỗ cờ.
- Trên cây chè: Phát triển búp đến thu hoạch.
- Cây lâm nghiệp: Chăm sóc cây giống, trồng mới, phát triển thân cành.
II. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG KỲ T4:
a. Trên lúa :
+ Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích bị hại 654,9 ha; trong đó nhiễm nhẹ 303,3 ha; nhiễm trung bình 175,8; nhiễm nặng 175,8 ha. Đã phòng trừ 131,4 ha.
+ Chuột hại nhẹ cục bộ trung bình tập trung những chân ruộng ven đồi, bờ mương lớn. Tổng diện tích bị hại 417,2 ha trong đó nhiễm nhẹ 241,4 ha trung bình 175,8 ha. Đã phòng trừ 303,4 ha. Các xã bị hại nhiều( Tân lập, Võ miếu, Cự đồng…….)
+ Bệnh sinh lý gây hại nhẹ cục bộ trung bình. Tổng diện tích nhiễm 179,6 ha; trong đó nhiễm nhẹ 175,8 ha; nhiễm trung bình 3,8 ha. Diện tích được phòng trừ 65,7 ha.
+ Các đối tượng: Rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá hại nhẹ rải rác. Bệnh đạo ôn gây hại cục bộ trên các giống Nếp, Q5 (Văn miếu, Địch quả).
b.Trên đậu tương:
+ Sâu cuốn lá hại nhẹ, diện tích bị hại 19,2 ha. Diện tích được phòng trừ 8 ha
+ Sâu đục quả hại nhẹ trên các diện tích đỗ đang giai đoạn hình thành quả - quả non. Diện tích bị hại là 3,2 ha
Ngoài ra: ruồi đục cành, đục ngọn gây hại rải rác.
c.Trên Ngô xuân:
+ Bệnh lùn sọc đen gây hại cục bộ tại 2 xã Sơn Hùng và Võ miếu; tỷ lệ bệnh hại trung bình 5-10%, cao 30-50%; diện tích bị hại 5,54 ha.
Ngoài ra: Sâu ăn lá,Rệp hại nhẹ rải rác ngô gieo trên đất bãi
d. Trên chè:
+ Rầy xanh hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 572,1 ha; trong đó nhiễm nhẹ 373 ha; nhiễm trung bình 199,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 173,9 ha.
+ Bọ xít muỗi hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 746 ha; trong đó nhiễm nhẹ 572,1 ha; nhiễm trung bình 173,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 373 ha
+ Bọ cánh tơ hại nhẹ, diện tích bị hại 199,1 ha.
Ngoài ra: Trên những lô chè khô hạn chăm sóc kém nhện đỏ hại nhẹ cục bộ
e. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác trên cây keo, bạch đàn.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5:
1. Trên Đậu tương.
+ Sâu đục quả hại nhẹ - trung bình trên đậu tương đang giai đoạn hình thành quả - quả non
2. Trên lúa:
+ Bệnh Khô vằn: Nguồn bệnh đã lây lan trên diện rộng tiếp tục phát triển gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ nặng trên những chân ruộng cấy dầy, bón phân không cân đối, nhiều đạm.
+ Bọ xít dài: Trên các diện tích lúa trỗ muộn đang giai đoạn trỗ - ngậm sữa bọ xít dài gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ kịp thời.
+ Rầy các loại: Rầy lưng trắng, Rầy nâu tiếp tục tích luỹ mật độ gây hại mức độ nhẹ cục bộ trung bình.
+ Chuột: Hại nhẹ đến trung bình cục bộ ổ nặng trên những chân ruộng ven đồi, bờ cao, ven nghĩa địa.
+ Bệnh đạo ôn: Đề phòng thời tiết ẩm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, nguồn bệnh đã có sẵn trên đồng ruộng sẽ gây hại trên cổ bông, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên giống nhiễm nếp, Q5, KD18 nhất là những ruộng có bộ lá xanh rậm rạp.
Ngoài ra các đối tượng: Sâu cuốn lá, Sâu đục thân 5 vạch, bệnh sinh lý gây hại nhẹ, cục bộ trung bình.
3. Trên ngô xuân :
+ Sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ. Ngoài ra sâu đục thân hại nhẹ rải rác.
4. Trên chè:
Các đối tượng rầy xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ - trung bình. Bọ cánh tơ hại nhẹ. Bệnh thối búp chè, nhện đỏ hại nhẹ rải rác.
5. Trên cây lâm nghiệp:
Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ trên keo, bạch đàn 1 - 3 tuổi.
IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa, Đậu tương và các loại cây trồng trên địa bàn huyện,Trạm Bảo vệ thực vật đề nghị:
UBND các xã, Thị trấn chỉ đạo bà con nông dân tăng cường kiểm tra thăm đồng, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng đặc biệt là đậu tương tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng xuất cao. Phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh bằng các biện pháp sau.
1.Trên Đậu tương
Phun phòng trừ sâu đục quả đậu tương khi có 50% số hoa đã hình thành quả. Sử dụng thuốc Finico 800 WG, Rambo 800WG, Regent 800WG kết hợp Bectox 5EC, Fertox 5EC phun theo đúng hướng dẫn sử dụng đã ghi trên bao bì( Chú ý nếu trên ruộng có mật độ sâu cao cần phun kép 2 lần cách nhau 5 -7 ngày)
2.Trên lúa:
+ Bệnh khô vằn: trên những ruộng trỗ muộn Khi trên ruộng có 20% dảnh hại sử dụng thuốc Validacin 5SL, Tilvil 5SC, Zinggangmeisu 3SL, 5WP,…..
+ Tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp thủ công và Bả sinh học và thuốc trừ Chuột Rát- K 2%D trộn mồi theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì hạn chế thiệt hại do chuột gây ra.
+ Bệnh đạo ôn: Trên những ruộng cấy muộn bị nhiễm đạo ôn lá có tỷ lệ lá bệnh từ 10% lá trở lên sử dụng thuốc Beam 75WP, Bump 600 WP, Fu- army 30WP, phun theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì, Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày hạn chế bệnh đao ôn cổ bông.
+ Rầy các loại : Cần theo dõi thường xuyên khi mật độ Rầy 1000con/m2 (20con/k) cần được phòng trừ bằng các loại thuốc Bassa 50EC, NiBas 50EC, Jetan 50EC, Midan 10WP, Penalty 40WP. Phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì
3.Trên ngô:
Tiến hành tiêu huỷ các cây bị bệnh lùn sọc đen và phun trừ rầy môi giới truyền bệnh trên các diện tích bị bệnh tại 2 xã Sơn Hùng và Võ Miếu. Tiếp tục điều tra, rà xoát bệnh lùn sọc đen trên toàn địa bàn huyện.
4. Trên chè:
Phun trừ Rầy xanh, Bọ xít muỗi bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho cây chè.
5. Trên cây lâm nghiệp:
Chú ý chăm sóc tỉa cành lá bị bệnh, phun phòng trừ sâu hại trên diện tích keo trong vườn ươm bằng các loại thuốc đặc hiệu Pextox 5EC, Binhfos 50EC.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c),
- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),
- Các phòng ban liên quan (p/h),
- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,
- UBND 23 xã, TT,
- Đài truyền thanh huyện,
- Lưu.
|
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|