I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH THÁNG 3/2009.
1. Thời tiết: Trong tháng nóng lạnh xen kẽ. Trời âm u có mưa nhỏ mưa phùn. Nhiệt độ trung bình 18-250C.
2. Cây trồng: Lúa đẻ rộ đến cuối đẻ. Ngô 4-6 lá. Rau vụ đông thu hoạch. Chè ra búp lứa tiếp theo
3. Sâu bệnh: Trong tháng nhẹ. Cụ thể:
a. Trên lúa: - có sâu cuốn lá nhỏ, bướm trưởng thành mật độ thấp. Sâu non (tuổi 1,2) phát sinh cuối tháng với mật độ cục bộ ổ là 9,6c/m2.
- Bệnh sinh lý vàng lá xuất hiện rải rác chủ yếu trên chân ruộng dộc chua, chân cao hạn với tỷ lệ hại: 7,5%- 11,5%. Diện tích hại 13,9 ha.
- Bệnh khô vằn phát sinh từ cuối tháng với tỷ lệ hại 5-7,5%.
- Rầy các loại phát sinh với mật độ thấp, mật độ từ 48-165c/m2.
- Bệnh đạo ôn phát sinh cục bộ trên các giống nếp, Q5 với tỷ lệ hại 0-3%.
- Chuột gây hại cục bộ, rải rác với tỷ lệ hại 8,5%. Diện tích hại 12 ha.
b. Trên rau: Có sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ, rải rác.
c. Trên chè: Có rầy xanh gây hại nhẹ. Tỷ lệ búp hại 1,1-3,5%. Bọ xít muỗi gây hại nhẹ từ 1,1-4%.
d. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá, bệnh khô cành, phấn trắng gây hại nhẹ.
II. DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 4/2009 – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.
A. Trên lúa:
1. Sâu cuốn lá: Sâu non (tuổi 1,2,3), tiếp tục phát sinh từ đầu tháng trở đi với mật độ từ 5-10c/m2; nơi cao 15-20 c/m2; cục bộ ổ 30-40 c/m2 (Đồng thịnh, Thị trấn, Thượng long, Hưng long,…).
Phòng trừ: Đây là giai đoạn lúa chuyển từ đứng cái sang làm đòng rất mẫn cảm với sâu cuốn lá. Cần thường xuyên thăm đồng để điều tra. Nếu mật độ sâu non >20 c/m2, cần dùng các loại thuốc: Finico 800 WG, Rigell 50 SC; Reagt 800 WG, Patox 95 SP,…Cách sử dụng như hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.
2. Rầy các loại: Rầy nâu đang tích lũy ở các chân ruộng trũng. Rầy xám, rầy lưng trắng đang phát sinh trên chân ruộng quanh rừng, ven suối với mật độ 30-50 c/m2; cục bổ ổ: 100-200 c/m2.
Phòng trừ: Nếu rầy phát sinh tới ngưỡng (> 1500 c/m2), cần dùng các loại thuốc: Atara 25 WG, Admire 050 EC, Midan 10 WP, Sectox 100 WP hoặc Bassa 50 EC, kỹ thuật pha phun như hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Bệnh đạo ôn: Phát sinh gây hại trên chân ruộng xanh tốt, thừa đạm, trên giống nếp, Q5,…với tỷ lệ hại 0- 3%, cục bộ ổ 4 -7%.
Phòng trừ: Cần phòng trừ sớm trên các chân ruộng có tỷ lệ hại 5% bằng các loại thuốc: Hinosan 30 EC, Fuji-one 40 EC, Colraf 75 WP,..Cách pha phun như hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Bệnh khô vằn: Phát sinh mạnh trên các chân ruộng cao hạn, chân dộc chua, ruộng bón thừa đạm, bón đạm muộn với tỷ lệ hại từ 5-10%; nơi cao 12-20%; cục bộ > 20%.
Phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ hại > 20% cần dùng các loại thuốc: Valydacin 5L, Anvil 5 SC, Till-Super 300 ND,…phun kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra còn có sâu đục thân, bệnh sinh lý, bọ xít gây hại nhẹ, rải rác. Phòng trừ bằng các lọai thuốc đặc hiệu khi đến ngưỡng phòng trừ.
B. Trên chè: Có rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại nhẹ, rải rác.
Phòng trừ: Dùng các loại thuốc có trong danh mục được sử dụng cho chè, ưu tiên các loại thuốc sinh học để phun phòng trừ các đối tượng dịch hại khi chúng tới ngưỡng phòng trừ.
Chú ý: Phải hết thời gian cách ly mới được thu hái.
C. Trên cây ngô, lạc, đỗ: Có sâu xám, sâu xanh, sâu tơ gây hại thân lá.
Phòng trừ: Khi tới ngưỡng dùng các loại thuốc: Ôphatox 400 EC, Sherpa 25 EC, Bestox 5 EC,…Bệnh có: Vàng lá, thối nhũn, héo rũ. Dùng các loại thuốc: Daconil 75 WP, Binhconil 75 WP, Topsin – M,…phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.
D. Trên cây trồng lâm nghiệp có: Sâu ăn lá gây hại nhẹ, diện hẹp. Dùng các loại thuốc: Ôphatox 400 EC, Sherpa 25 EC, Dragon 585 EC,…phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
E. Tích cực tiêu diệt chuột bằng tổng hợp các biện pháp để giảm đàn chuột xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn cho mùa màng.
Nơi nhận:
-TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ –SX
- UBND xã +Tổ KN
-Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|