DIỄN BIẾN SÂU BỆNH KỲ 10-15/4/2009. DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI
1. Bệnh đạo ôn:
Hiện tại: Do mưa và mưa phùn nhiều nên bệnh đạo ôn lá phát sinh mạnh và lây lan rộng. Tất cả các xã đều phát sinh bệnh này, đặc biệt trên các giống nhiễm như: Nếp, Q5,…Tỷ lệ hại từ 3 -5%, nơi cao 8 -10%, cục bộ 15 -20%.Diện tích nhiễm 18 ha. Đã phòng trừ được 16 ha.
Dự báo: Trên diện tích đã nhiễm bệnh sẽ lây lan lên cổ bông thành đạo ôn cổ bông. Do tính chất nguy hiểm của bệnh là hệ số nhân cao (1 ruộng sẽ lây lan ra 10 ruộng khác). Tỷ lệ bông hại 5 -6%, nặng 10%, cục bộ 15 -20%. Do vậy các xã cần đặc biệt chú ý phòng trừ.
Phòng trừ: Phát hiện ra sớm bệnh. Khi tỷ lệ lá hại là 5% (cấp 1 lá mới có vết) cần phun ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Hinosan 30 EC, Difusan 40 EC, Beam 750WP, Trizole 20WP,…Trước trỗ 5 -7 ngày. Nếu bệnh nặng có thể phun lại sau khi lúa trỗ đều. Kỹ Thuật pha phun như hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.
2. Rầy các loại (Rầy nâu, Rầy xám, Rầy lưng trắng):
Rầy nâu đang tích lũy và gia tăng ở các chân ruộng trũng. Rầy xanh, rầy lưng trắng phát triển nhiều ở ruộng quanh rừng, ven suối. Mật độ ở chân ruộng nhiễm nhẹ là 28,8c/m2; nhiễm trung bình 86 c/m2; nơi cao 595 c/m2. Tuổi chủ yếu là 3, 4, 5 và trưởng thành. Trứng đẻ rải rác với mật độ từ 48 – 280 quả/m2; cao 440 quả/m, cục bộ 2000 qủa/m2.
Dự báo: Rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng. Mật độ ổ trứng phổ biến > 1000quả/m2; cao 3000 – 4 000quả/m2; cục bộ 10.000 quả/m2. Trứng nở rộ trong thời gian tới. Mật độ rầy non (tuổi 1, 2) sẽ từ 300 - 500 c/m2; cao: 1.500 -2000 c/m2; Cục bộ: > 5000 c/m2. Các xã có mật độ rầy và ổ trứng cao: Thượng long, Thị trấn, Đồng thịnh, Phúc khánh, Mỹ lương, Mỹ lung,…Diện tích nhiễm toàn huyện từ 150 -200 ha.
Phòng trừ: Theo dõi sát sao trên đồng ruộng. Nếu mật độ rầy > 1500 c/m2 mà bộ lá lúa còn xanh cần dùng các loại thuốc lưu dẫn như: Actara 25 WG; Admire 050 EC; Sectox 100WP; Midan 10 WP,…Nếu lá lúa biến vàng cần dùng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50 EC; Nibas 50 EC; Trebon 10 EC,…Cách pha phun như hướng dẫn trên bao bì. Nếu mật độ rầy cao có thể hỗn hợp cả 2 loại vừa lưu dẫn trên với thuốc tiếp xúc để phòng trừ.
3. Chuột
Gia tăng phá hoại trên các chân ruộng ven rừng, ven làng, ven đường cái lớn. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 3 -5%; cục bộ 20%. Đã có 125 ha bị chuột hại. Thời gian tới diện tích nhiễm 150 -200 ha.
Phòng trừ: Tăng cường các biện pháp thủ công, canh tác để diệt chuột như: Phát quang bụi rậm, giữ ruộng có nước. Dùng bẫy, cắp, chẹ ni lông để phòng và diệt chuột. Khi dùng thuốc cần giữ an toàn cho người, gia súc, gia cầm và môi trường.
4. Bệnh khô vằn
Cũng đang phát sinh, phát triển. Tỷ lệ dảnh hại trung bình từ 5,7 -8,5%; nơi cao 16,6%; cục bộ 20 -30%. Tất cả các xã đều phát sinh bệnh này. Diện tích nhiễm 117 ha, thời gian tới diện tích nhiễm sẽ lên đến 400 -500 ha.
Phòng trừ: Khi bệnh phát sinh cần ngừng bón phân hóa học. Khi tỷ lệ hại >20% cần phun bằng các loại thuốc: Valydacin 5L, Anvil 5 SC, Aloannông 50 SC,…cách pha phun như hướng dẫn trên bao bì.
5. Bọ xít dài:
Đang phát sinh phát triển mạnh nhất là những ruộng quanh rừng, quanh làng. Mật độ phổ biến từ 0 -5c/m2, cao 9,6 c/m2, cục bộ 36 c/m2.
Phòng trừ: Khi mật độ bọ xít >6 c/m2 cần dùng các loại thuốc: Fastac 5EC, Bestox 5EC, Địch bách trùng 90SP,… phun vào sáng sớm và chiều mát, kỹ thuật pha phun như hướng dẫn trên bao bì.
Ngoài ra còn phòng trừ sâu cuốn lá, đục thân, bệnh sinh lý bằng các loại thuốc đặc hiệu khi chúng đến ngưỡng phòng trừ.