I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 18 - 200C, Cao 22 - 240C, Thấp 14 - 16 0C,
Nhận xét khác: Trong kỳ ngày trời lạnh và rét, trưa chiều hửng nắng, đêm và sáng có sương mù rải rác. Cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Ngô đông | Diện tích: 8.898,7 ha | Sinh trưởng: Chín sáp - Thu hoạch |
- Rau | Diện tích: 4.753,8 | Sinh trưởng: Mới trồng - PTTL |
- Chè: | Diện tích: 16.781,6 ha | Sinh trưởng: Đốn qua đông |
- Cây bưởi: | Diện tích: 2.079,3 ha | Sinh trưởng: Phát triển quả - thu hoạch |
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại tại Hạ Hòa, Lâm Thao, Phú Thọ Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến 1,6 - 4,0%, cao 6,0 - 16,5%, cục bộ 24,0% (Lâm Thao).
- Bệnh đốm lá lớn: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập Hạ Hòa. Tỷ lệ hại phổ biến 1,5 - 3,3%, cao 8,0 - 18,0%.
- Sâu đục thân, đục bắp: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Tân Sơn, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 1,0 - 3,4%, cao 5,0 - 10,0%.
- Chuột: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Thanh Ba. Tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,6%, cao 1 - 4,0%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm lá nhỏ, rệp cờ ... hại rải rác.
2. Trên cây rau:
- Sâu tơ: Phát sinh và và gây hại tại Phù Ninh, Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Phù Ninh. Mật độ phổ biến 2 - 5 con/m2, cao 10 - 15 con/m2, cục bộ 90 con/m2.
- Bọ nhảy: Phát sinh và và gây hại trên cây rau cải tại Lâm Thao, Việt Trì, Cẩm Khê, Phú Thọ; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Mật độ phổ biến 2 - 10 con/m2, cao 20 - 34 con/m2.
- Sâu xanh: Phát sinh và gây hại trên cây rau cải tại Thanh Sơn, Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì, Hạ Hòa, Phú Thọ; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2, cao 5 - 7 con/m2.
- Bệnh sương mai: Phát sinh và gây hại nhẹ trên cây rau cải tại Phù Ninh, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Lâm Thao. Tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 1,0%, cao 4,0 - 17,0%.
- Ngoài ra: Bệnh thối nhũn hại nhẹ tại Phù Ninh, Cẩm Khê. Rệp hại rải rác
3. Trên cây ăn quả:
Bệnh chảy gôm, bệnh loét, rệp sáp, sâu vẽ bùa hại rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư, nhện lông nhung gây hại rải rác trên cây nhãn vải.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên ngô: Sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột hại nhẹ đến trung bình. Bệnh gỉ sắt hại nhẹ. Sâu cắn lá, rệp hại rải rác.
2. Trên cây rau: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Rệp, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn hại nhẹ.
3. Trên cây ăn quả: Các đối tượng bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp sáp hại rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư, nhện lông nhung gây hại rải rác trên cây nhãn vải.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên ngô đông: Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón phân đầy đủ cân đối. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam đăng ký trừ bệnh khô vằn trên ngô (Ví dụ: Valivithaco 5SL, Tilt Super 300EC,...). Pha và phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi các đối tượng sâu đục thân bắp, bệnh đốm lá, rệp cờ, ... Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên rau: Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón phân đầy đủ cân đối. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục đăng ký cho rau. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
* Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả. Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng kịp thời./.
Nơi nhận: - Như kính gửi; - LĐCC; - Lưu: KT. | CHI CỤC TRƯỞNG (đã ký) Phan Văn Đạo |