Thông báo sâu bệnh kỳ 26/4 dự báo 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Việt Trì - Tháng 5/2017

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ

TRẠM BVTV VIỆT TRÌ



 

Số:  13 /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Việt Trì, ngày 26 tháng 4  năm 2017

THÔNG BÁO

Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa

 (Từ ngày 20/4 đến 26/4/2017 và dự báo trong 7 ngày tới)



 

I. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ DỰ BÁO 7 NGÀY TỚI:

1. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại trên các trà lúa tại hầu hết các phường, xã; Tỷ lệ bệnh phổ biến 5,2 - 7,1%, cao 25,9 - 33,3%, cấp bệnh chủ yếu cấp 1,3. Diện tích nhiễm 310,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 238 ha, nhiễm trung bình 72,8 ha; Diện tích đã phòng trừ 72,8 ha.

* Dự báo: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát triển lây lan nhanh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các phường, xã cần lưu ý: Thụy Vân, Minh Nông, Sông Lô, Phượng Lâu, Hùng Lô, Thanh Đình, ...

2. Rầy các loại:

* Hiện tại: Phát sinh rải rác tại Kim Đức, Thụy Vân, Phượng Lâu, Hùng Lô,... . Mật độ rầy phổ biến 40 - 80 con/m2, cao 300 - 500 con/m2, cục bộ 1160 con/m2, cá biệt 2800 - 3000 con/m2 (Kim Đức); Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Mật độ trứng phổ biến 20 - 40 ổ/m2, cao 80 - 120 ổ/m2. Diện tích nhiễm 19,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 17,2 ha, nhiễm trung bình 2,5 ha; Diện tích đã phòng trừ 17,2 ha.

* Dự báo:  Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Các phường, xã cần chú ý: Kim Đức, Phượng Lâu, Hùng Lô, Hy Cương, Thụy Vân, Vân Phú, Thanh Đình, ....

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:  

* Hiện tại: Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã phát sinh và gây hại rải rác tại các xã Thanh Đình, Sông Lô, Minh Nông, Thụy Vân, Phượng Lâu. Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,2 - 0,5%, cao 2,6 - 3,3%.

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết có mưa giông, gió mạnh bệnh sẽ tiếp tục lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm: Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, ....  Các phường, xã cần lưu ý: Thanh Đình, Sông Lô, Minh Nông, Thụy Vân, Hùng Lô, Phượng Lâu, ....

4. Các đối tượng: Chuột gây hại nhẹ, cục bộ hại chòm, ổ; Bệnh đạo ôn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít dài hại nhẹ rải rác.

II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

Chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa là bước vào thu hoạch trà lúa xuân trung cấy sớm, nhưng phần lớn diện tích lúa xuân muộn hiện đang trỗ bông - phơi màu. Đây là thời điểm quyết định bảo vệ năng suất lúa, Trạm Bảo vệ thực vật Việt Trì đề nghị: UBND các phường, xã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật, KNCS và nông dân tránh tâm lý chủ quan, lơ là, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5/2017 (4 ngày nghỉ); cần bám sát đồng ruộng, kiểm tra và phòng trừ triệt để các đối tượng sâu bệnh, cụ thể:

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...).

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam:

Giai đoạn lúa non đến chín sữa, sử dụng các loại thuốc có tác dụng nội hấp, lưu dẫn, phun không cần rẽ băng  (Ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, ...).

Giai đoạn chín sáp trở đi, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng từ 0,8 - 1 mét, phun kỹ vào gốc lúa (Ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, ...).

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau khi có mưa rào lớn, dông, lốc cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

- Ngoài ra: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp; theo dõi diễn biến và phòng trừ kịp thời  các đối tượng dịch hại khác: Bệnh đạo ôn, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt,...

Chú ý: Chỉ sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì; thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định của địa phương.

Trạm Bảo vệ thực vật Việt Trì trân trọng thông báo và kính đề nghị UBND các phường, xã quan tâm chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- UBND TP (B/c);  

- Phòng Kinh tế, ĐTT;

- UBND phường, xã;

 - Lưu Trạm.

 TRẠM TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Lan Phương

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...