Hiện nay, các trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới, cụ thể:
1. Bệnh đạo ôn:
* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện trên các trà lúa, đặc biệt trên giống lúa nếp, Xi23, HT1,... tỷ lệ bệnh hại trung bình 0,2-0,5%, cao 1,4-2,5%.
* Dự báo: Điều kiện thời tiết mát, trời âm u, có mưa nhỏ, ẩm độ không khí cao, kết hợp nguồn bệnh đạo ôn lá đã tồn tại trên đồng sẽ phát triển và lây lan gây hại cổ bông trên những diện tích lúa trỗ cuối tháng 4, đầu tháng 5. Các xã cần chú ý: Sơn Vy, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Hợp Hải,.....
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Trên những diện tích lúa chuẩn bị trỗ đã bị đạo ôn lá gây hại, cần phải phun thuốc phòng trừ đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ từ 5-7 ngày. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Katana 20SC, Fuji-one 75WP, Fu-army 30WP, Bemsuper 75WP,.....
2. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh gây hại trên diện rộng ở tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ bệnh hại trung bình 2-8,3%, cao 13,9-25,8%, cục bộ ổ 57,1%, cấp bệnh chủ yếu cấp 1,3.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều đạm, ruộng khô hạn. Các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Tứ Xã, Tiên Kiên, Xuân Lũng,......
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại >20%, sử dụng các loại thuốc Lervil 5SC, Cavil 50WP, Tilt super 300EC,.... Lưu ý những ruộng bị bệnh hại nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
3. Sâu đục thân:
* Hiện tại: Sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch gây dảnh héo trên các trà lúa, đặc biệt những ruộng lúa nếp, lúa lai, HT. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 1,4-2%, cao 3-4,9%.
* Dự báo: Bướm sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch ra rộ từ 26/4-1/5, di chuyển và đẻ trứng trên các trà lúa, sâu non nở rộ từ 4/5 trở đi, gây bông bạc trên những diện tích lúa trỗ từ 05-15/5, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Sơn Dương, Xuân Lũng, Thị Trấn Hùng Sơn,.....
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng có mật độ bướm cao >0,3con/m2, hoặc mật độ ổ trứng >0,3ổ/m2 tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Victory 585EC, Patox 95SP, F16,.... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
Thời gian phun thuốc tốt nhất là sau khi bướm rộ 5-7 ngày, hoặc khi lúa bắt đầu trỗ thấp thoi.
4. Rầy các loại:
* Hiện tại: Rầy đã xuất hiện và gây hại trên các trà lúa, chủ yếu là rầy xám, rầy trắng. mật độ rầy trung bình 40-160 con/m2, cao 280-430 con/m2, cục bộ ổ 689-1130 con/m2 (Sơn Vy, Vĩnh Lại); phát dục chủ yếu tuổi 2,3. Mật độ ổ trứng trung bình 8-32 ổ/m2, cao 80-104 ổ/m2 , cục bộ 180-260 ổ/m2.
* Dự báo: Trứng rầy tiếp tục nở trong vài ngày tới, rầy tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại nhẹ, cục bộ ổ trung bình đến nặng. Các xã cần chú ý: Sơn Vy, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Tiên Kiên, Thị Trấn Hùng Sơn, Thạch Sơn,.....
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng có mật độ >1500 con/m2 (30-40 con/khóm) sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, Actara 25WP, Midan 10WP, Sectox 10WP,..... phun không cần rẽ băng.
5. Ngoài ra:
- Cần chú ý phát hiện và phòng trừ các ổ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khi bệnh chớm xuất hiện sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Starner 20WP , Sasa 25WP,....
- Tích cực phòng trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp. Phòng trừ các ổ bọ xít dài trên những diện tích lúa trỗ sớm.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTHU- TTUBND huyện;
- Phòng NN&PTNT, trạm KN, Đài TT huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
Đặng Thị Thu Hiền
|