* Hiện tại: Bệnh phát sinh và gây hại ở hầu hết các xã, thị
trấn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 6 – 9,5 %, cao 16 – 22,5%. Diện tích nhiễm 349 ha; Nhiễm
nhẹ 205 ha, trung bình 144 ha. Diện tích đã phòng trừ 144 ha.
* Dự báo: Trong điều
kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối
vụ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, trên trà lúa trung, những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân
không cân đối. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.
2. Rầy các loại:
* Hiện tại: Rầy tiếp tục tích lũy mật độ và gây hại, mức độ hại nhẹ. Mật độ rầy phổ biến 200 - 400 con/m2, cao 600 - 720 con/m2, cục bộ 880 con/m2.
* Dự báo: Trong thời gian tới rầy tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ và gây hại cục bộ trên trà lúa mùa
trung, mức độ hại nhẹ.
Ngoài ra: Sâu đục
thân, bọ xít dài, bệnh bạc lá
– bệnh đốm sọc VK, bệnh đen lép hạt gây hại rải rác.
II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
Đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo tổ
khuyến nông cơ sở đôn đốc nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh
tiến độ thu hoạch lúa mùa với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng" để
tránh điều kiện thời tiết xấu (mưa bão, ngập úng) làm giảm năng suất, chất
lượng lúa gạo.
Trên diện tích lúa
mùa trung trỗ muộn (đang chín sữa - chín sáp) cần tiếp tục lưu ý phòng trừ các
đối tượng sâu bệnh:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh
hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang
meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Daconil 75WP, Galirex 55SC, ...
- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có
mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng
trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50
EC, Victory 585EC, Bassa 50 EC.... Cần lưu
ý trên diện tích lúa đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp cần phải rẽ băng
từ 0,8 - 1m phun kỹ vào gốc lúa.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay
đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các
thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
(Ví dụ: TOTAN 200WP, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP...).
Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).
Chú ý: Chỉ sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục
được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì; thu
gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định của địa phương.
Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật Yên Lập
thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- TTHU, HĐND (b/c);
- CT,
các PCT UBND (b/c);
- Chi
cục TT&BVTV Phú Thọ (b/c);
- CVP,
PCVP; Phòng NN&PTNT;
- Trạm
Khuyến nông, Đài TT – TH;
- Các
ban, ngành liên quan; Các xã, TT;
- Lưu;
|
PHÓ
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nam Giang
|