Thông báo sâu bệnh 3 dự báo sâu bệnh tháng 4 và biện pháp phòng trừ
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2014: 1. Trên lúa: - Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Mức độ hại nhẹ, diện tích nhiễm 289,0 ha (Nhẹ 289,06 ha - Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng . Diện tích nhiễm 237,6 ha (Nhẹ 142,5 ha, trung bình 47,5 ha, nặng 47,5 ha). - Chuột: Gây hại mức độ nhẹ, diện tích nhiễm nhẹ 54,3 ha - Ruồi đục nõn: Hại chủ yếu trên lúa cấy sớm, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 423,3 ha (Nhẹ 372,2 ha, trung bình 51,1 ha). - Bệnh đạo ôn: : Mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm nhẹ 109,2 ha. - Ngoài ra: Bọ trĩ, rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại nhẹ gây hại rải rác. 2. Trên ngô xuân: Sâu xám, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn, sâu ăn lá, sâu đục thân gây hại nhẹ rải rác. 3. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau su hào, bắp cải muộn. 4. Trên chè: - Rầy xanh: Hại nhẹ, diện tích nhiễm nhẹ 500,0 ha - Bệnh thối búp: Hại nhẹ, diện tích nhiễm nhẹ 731,1 ha - Bọ cánh tơ: Hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 462,4 ha (Nhẹ 231,1 ha, trung bình 231,1 ha). 5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2014: 1. Trên lúa: - Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống nếp 97, GS9, KD18, ... các xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Cự Đồng, Tân lập, Võ Miếu, Hương Cần.......... - Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh phát triển lây lan và gây hại lúa xuân, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng cấy dày, lá rậm rạp, bón nhiều phân đạm, ruộng thường xuyên bị hạn. - Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa thơm, ruộng ven làng, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn. Ngoài ra: Sâu đục thân, rầy các loại tích lũy mật độ, gây hại nhẹ đến trung bình, sâu cuốn lá nhỏ gây hại cục bộ trên ruộng xanh tốt, ruồi đục nõn, bọ trĩ gây hại nhẹ, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ rải rác(đề phòng thời tiết có mưa dông đầu vụ.) 2. Trên ngô xuân: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, rệp, sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ. 3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh phồng lá chè, bệnh thối búp gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. 4. Cây lâm nghiệp: Mối, dế hại cây con trên rừng mới trồng sâu ăn lá, mối hại gốc trên rừng trồng mức độ hại nhẹ đến trung bình. III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ: 1. Trên lúa: Tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa, bón phân đón đòng đầy đủ, kịp thời; Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau: - Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ nước trong ruộng từ 3 - 5 cm. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc Katana 20SC, Bemsuper 75WP, Beam 75WP, Fuji - one 40WP, New Hinosan 30EC, Fu-army 30WP, ... phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. - Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, validacin 3SC, 5SC ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. - Chuột: Diệt chuột bằng thuốc Rat K - 2%D, Rat-kill 2% DP tự phối trộn, vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền. Hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học như: Bả diệt chuột sinh học để đảm bảo an toàn. 2. Trên cây ngô: Tập trung chăm sóc và chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh sau: - Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. - Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. - Sâu đục thân: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng thuốc F16, Finico 800WP, Bulldoock 025EC, Wofadan 95SP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. 3. Trên cây chè: Thường xuyên theo dõi và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly. 4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cho cây con trong vườn ươm./. Nơi nhận: - Chi cục BVTV (b/c), - UBND huyện, huyện uỷ (b/c), - Ban chỉ đạo sản xuất huyện - Các phòng ban liên quan (p/h), - UBND 23 xã, TT, - Đài truyền thanh huyện, - Lưu vt . TRẠM TRƯỞNG Nguyễn Thị Hải