Thông báo khẩn tình hình sâu bệnh kỳ 03/5, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Tân Sơn - Tháng 5/2013

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTVPHÚ THỌ

 TRẠM BVTV TÂN SƠN


Số: 06/TB- BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


          Tân Sơn, ngày 03 tháng 5 năm 2013

THÔNG BÁO KHẨN

 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 03/5,  

DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hiện tại, các trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng- trỗ bông, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với sâu bệnh hại và sẽ ảnh hưởng lớn về năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời, bên cạnh đó điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại, cụ thể:

1. Rầy các loại:                                  

- Hiện tại: Rầy gây hại nhẹ đến trung bình trên tất cả các trà lúa; Mật độ trung bình 300- 500 con/m2, cao 800- 1.974 con/m2, cục bộ 2.300- 3.254 con/m2 (Thạch Kiệt), phát dục chủ yếu là rầy tuổi 1, 2, 3. Diện tích nhiễm rầy là 435,7 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 33,1 ha, diện tích nhiễm trung bình là 85 ha.

- Dự báo: Rầy tiếp gia tăng gây hại mạnh trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng và có thể gây cháy ổ nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Thạch Kiệt, Vinh Tiền, Tam Thanh, Long Cốc, Tân Phú, Đồng Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Văn Luông, Thu Ngạc, ...

- Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30- 40 con/khóm). Sử dụng một trong các loại thuốc: Victory 585EC, Tasodant 600EC, Superista 25EC, Bassa 50EC, Jetan 50EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40WP, Sectox 10WP, Actara 25WP, Midan 10WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Rẽ băng rộng 0,8- 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.

Thời gian phun thuốc tốt nhất từ ngày 03- 08/5/2013.

          Chú ý: Các ruộng có mật độ rầy cao hoặc ruộng phun xong gặp trời mưa cần kiểm tra lại và phun kép lần 2 bằng các loại thuốc trên.

2. Bệnh khô vằn:

- Hiện tại: Bệnh đang lây lan nhanh, phát triển và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ bệnh hại phổ biến từ 2- 10%, cao 20- 29,6%. Cấp bệnh phổ biến là cấp 1, 3, 5. Diện tích nhiễm trong kỳ là 289,6 ha, trong đó nhiễm trung bình là 61,7 ha.

- Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển lây lan nhanh gây hại bộ lá đòng do điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa bão và lúa giai đoạn trỗ- ngậm sữa- chắc xanh rất mẫn cảm với bệnh; Mức độ bệnh hại trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, ruộng cấy dày, bộ lá rậm rạp, ruộng cát xô,....

      - Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Chỉ phun thuốc trên các ruộng có tỷ lệ bệnh trên 20%, sử dụng thuốc Validacin, Lervil, Anvil, Tilt Super,… pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

3. Chuột:

- Hiện tại: Chuột gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, tỷ lệ dảnh hại trung bình: 1- 3%, cao: 5- 9,1%. Diện tích bị chuột hại là 251,3 ha, trong đó diện tích bị hại trung bình là 18,8 ha.

- Dự báo: Chuột tiếp tục gia tăng nhanh về mật độ và gây hại mạnh do nguồn thức ăn rất thích hợp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng lúa thơm, ruộng ven suối, ven kênh mương, ruộng gần khu nghĩa địa.

- Kỹ thuật phòng trừ: Giai đoạn này chuột rất ít ăn mồi bả thuốc hóa học nên cần tổ chức diệt chuột tập trung bằng thuốc sinh học sản xuất tại chỗ: Dùng thuốc Rat- K 2%D trộn với thóc luộc nứt nanh hiệu quả rất cao.

4. Ngoài ra: Phòng trừ các ổ bệnh đạo ôn, sâu đục thân, bọ xít dài,...gây hại cục bộ. Trong điều kiện thời tiết có mưa bão cần chú ý phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn./.

Nơi nhận:

TRẠM TRƯỞNG

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/C);

- TT HU, HĐND, UBND huyện (B/C);

- Lãnh đạo huyện: Ông Nhẫn, Bà Thủy (B/C);

- Phòng NN&PTNT, các phòng ban liên quan;

- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;

- Thành viên tổ công tác chỉ đạo sx nông lâm nghiệp;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

Đinh Thanh Bình

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...