thông báo khẩn sâu bệnh ngày 22 tháng 7
Cẩm Khê - Tháng 7/2015

(Từ ngày 22/07/2015 đến ngày 28/07/2015)

THÔNG BÁO KHẨN

Tình hình sâu bệnh kỳ 22/7 và dự báo 10 ngày tới.

Biện pháp phòng trừ.

Hiện nay các trà lúa Mùa đang sinh tr­ưởng, phát triển ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Theo kết quả điều tra sâu, bệnh ngày 20-21/7. Các đối t­ượng sâu, bệnh đang phát sinh, phát triển gây hại từ nhẹ đến cục bộ hại trung bình như­: Sâu cuốn lá, sâu đục thân; rầy các loại đang tích lũy mật độ, bệnh khô vằn bắt đầu xuất hiện và gây hại, cụ thể:

1. Diễn biến tình hình sâu cuốn lá nhỏ và dự báo:

* Hiện tại: Bướm sâu cuốn lá nhỏ ra rộ và đẻ trứng trên các trà lúa cụ thể:

- Trên trà sớm: Mật độ bướm phổ biến từ  8-16 con/m2, cao 20 - 30 con/m2, cục bộ 50- 60 con/m2; mật độ trứng phổ biến 20 - 24 quả/m2, cao 40- 50 quả/m2; phát sinh trên diện rộng; các xã bị nặng cần chú ý: Điêu Lương, Văn Khúc, Chương Xá, Hương Lung, Sơn Tình, Cấp Dẫn, Đồng Cam, Văn Bán, Phương Xá, Phùng Xá, Tuy Lộc....

- Trên trà trung: Mật độ Bướm phổ biến 3- 5 con/m2, cao 10- 15 con/m2, cục bộ 30 con/m2; mật độ trứng phổ biến 16-20 quả/m2, cao 24- 32 quả/m2 (Sơn Tình, Yên tập, Phương xá, Tạ Xá, TT Sông Thao...)

* Dự báo: Bướm sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục ra và đẻ trứng trên các trà lúa. Sâu non bắt đầu nở rộ và gây hại từ ngày 28/7/2015 trở đi; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời.

Dự kiến diện tích cần phòng trừ sâu cuốn lá toàn huyện là 1.800 ha.

* Biện pháp phòng trừ:

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ triệt để những diện tích nhiễm sâu non sâu cuốn lá nhỏ vượt ngưỡng; trên 20 con/m2 với giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, trên 50 con/m2 với giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - cuối đẻ.

Thời gian phun thuốc tập trung từ ngày 30/7 đến 03/8/2015. Sử dụng 01 trong các loại thuốc: Clever 300 WG, Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC,... để phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

  Lưu ý: Những diện tích có mật độ sâu cao, sau phun 3 - 5 ngày cần kiểm tra lại, nếu ruộng vẫn còn mật độ trên 20 con/m2 thì cần phun lại lần 2 (bằng các loại thuốc nêu trên) để đảm bảo an toàn cho đồng ruộng.

 2. Bệnh sinh lý:  Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ; Ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục,… Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là điều kiện cho bệnh gia tăng phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

 * Biện pháp phòng trừ: Sử dụng phân bón lá X.O Sogan Siêu ra rễ, X.O Siêu lân. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc Hydrophos,....

 * Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu đục thân, bệnh khô vằn, rầy các loại… Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp./.

Nơi nhận:

- TT: HU, HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);

- Phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông;

- Đài TT huyện;

- Thành viên BCĐ sản xuất;

- UBND các xã, TT;

- Các đại lý thuốc BVTV;

- Lưu: Trạm./.

            

P. TRẠM TRƯỞNG

PHỤ TRÁCH TRẠM

(đã ký)

Lương Trung Sơn

Các thông báo sâu bệnh khác
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Loading...