I / Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 06 năm 2010.
1. Thời tiết:
- Trong thắng 06 nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ trung bình 35 - 36˚C cao hơn trung bình nhiều năm trước.
2. Cây trồng:
- Trên cây lúa: Lúa xuân thu hoạch xong. Ngô đang thu hoạch, chè ra búp lứa tiếp theo. Các cây trồng khác sinh trưởng phát triển bình thường.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 06: Trong tháng nhẹ cụ thể như sau:
- Trên mạ mùa sớm và mùa trung có Bệnh sinh lý do năng hạn. Ngoài ra có châu chấu, sâu xanh gây hại nhẹ.
- Trên lúa mùa trung cấy từ 10-20/06 trở đi có ốc Bươu vàng gây hại từ nhẹ đến trung bình ở các xã: Đồng Thịnh, Thượng Long, Thị Trấn, Phúc Khánh,.. với mật độ từ 5-6 C/m2, cục bộ 10-15 C/m2, Diện tích hại 35ha, đã phòng trừ 35ha. Sâu cuốn lá gây hại nhẹ với mật độ trung bình 5-10 C/m2, nơi cao 30-40 C/m2 Diện tích hại 40ha. Ngoài ra còn có sâu xanh, châu chấu, bệnh sinh lý (chủ yếu do năng nóng) gây hại nhẹ.
- Trên cây chè có Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Bọ xít muối gây hại. Tỷ lệ hại từ 5 -20%. Diện tích hại 237ha nhiễm trung bình.
- Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, Bệnh khô cành, gây hại nhẹ.
II/ Dự báo sâu bệnh tháng 07/2010 - Biện pháp phòng trừ:
1. Trên lúa:
a, Sâu cuốn lá trưởng thành ra rộ từ ngày 14-18/07. Sâu non (tuổi 1, tuổi2) phát sinh từ 17-22/07, mật đô cao vì thức ăn rất thích hợp. Mật độ trung bình từ 30-40 C/m2, cao 50-60 C/m2, cục bộ 80-100 C/m2, và có thể cao hơn nếu không phòng trừ kịp thời.
* Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ sâu >50 C/m2 (giai đoạn đẻ nhánh) cần sử dụng các loại thuốc: Regent 800WG, Rigell 800WG, 50SC, Finico 800WG, Aremec 36EC,… Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì của nhà sản xuất.
*Thời gian phun từ 17-23/07/2010. Nếu gặp mưa to kéo dài có thể thời gian phun kéo dài tới 25/07/2010.
b, Rầy các loại: Hiện tại đang tích luỹ với mật độ thấp. Dự kiến cuối tháng 7. Rầy phát sinh với mật độ 300-500 C/m2, cục bộ 1000 C/m2, ( ở các xã Xuân Viên, Thị Trấn, Đồng Thịnh,..).
*Phòng trừ: Hết sức chú ý đối tượng rầy lưng trắng vì đây là đối tượng truyền nhiễm gây bệnh lùn sọc đen trên lúa, ngô. Nếu mật độ > 1000 C/m2, cần phun ngày bằng các loại thuốc lưu dẫn như: Actara 25WG, Admire 050EC, Midan 10WP, Sectoc 10WP, .. nếu mật độ cao hơn có thể phun kết hợp các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50EC, Trebon 10EC,… Pha và phun như hưỡng dẫn trên vỏ bao bì của nha sản xuất.
* Ngoài ra còn có ốc bươu vàng, châu chấu, bệnh sinh lý,… gây hại rải rác.
c, Chuột hại: Chuột hại rảI rác ở khắp các xã, tỷ lệ hại: 0,01-0,02%.
* Phòng trừ: Đây là giai đoạn chute hại nhiều trên lúa và các cây trồng vụ mùa, vì vậy để chuột không gây hại cho lúa và hoa màu vụ mùa, vụ đông năm 2010 cần mở đợt tiêu diệt chuột tập trung trên diện rộng bằng các biện pháp tổng hợp. Thu công, canh tác, dùng bẫy bả, cần mở rộng việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để diệt chuột như: RAT - K, Bả sinh học,...
2. Trên cây chè có bọ cánh tơ, bọ xít muối, rầy xanh, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, Cục bộ hại nặng.
- Phòng trừ: Làm cỏ, vệ sinh nương chè sạch sẽ, bón phân đầy đủ cân đối. Khi tới ngưỡng phòng trừ cần ding các loại thuốc được phép sử dụng cho cây chè như: Bulldock 25Ec, Monster 40Ec, Arimex 36 EC... khi phun cần đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trên bao bì. chú ý hết thời gian cách ly mới được thu háI sản phẩm.
3. Trên cây đỗ tương, lạc hè thu:
Sâu cuốn lá gây hại: mật độ từ 5 - 6 C/m2, cao 10 - 15 C/m2.
* Phòng trừ: Đến ngưỡng phòng trừ cần phun các loại thuốc: Regent 800WG, Rigell 800WG, 50SC, Finico 800WG, Aremec 36EC,..Có thể kết hợp với loại thuốc Bestox 5EC để nâng cao hiệu quả.
4. Trên cây lâm nghiệp có sâu ăn lá, bệnh khô cành gây hại nhẹ:
* Phòng trừ: Bệnh khô cành Daconil 75WP, Binhconil 75WP, Topsin - M … đối với sâu ăn lá dụng Shecpa 25EC, Bestox 5EC, Ofatox 400EC, Cymerin 25EC,… Phun kỹ theo hướng dân trên bao bì.
Nơi nhận:
- TTHV- HĐND (B/C)
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/C)
- UBND các xã tổ KN xã
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
Phùng Hữu Quý
|