Báo cáo tổng kết năm 2011 huyện Thanh Sơn
Thanh Sơn - Tháng 10/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2011

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM  2011.                       

1.Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện  và các ban nghành đã tích cực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn đảm bảo khắc phục  sản xuất. Chỉ đạo tập trung vào khâu giống, thời vụ, cơ cấu giống, trà hợp lý. Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng xã, thị trấn để chủ động triển khai vụ chiêm xuân phấn đấu gieo trồng hết diện tích và vượt kế hoạch. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật SRI và giàn sạ kéo tay.

            UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời xuống cơ sở. Tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa và các loại cây trồng khắc phục điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, giải phóng đất để kịp thời sản xuất vụ mùa, tích ngân sách hỗ trợ phân bón Pomior cho toàn bộ diện tích lúa trên địa bàn.

            Phân công cán bộ xuống cơ sở bám sát địa bàn được phân công nắm bắt tình hình sản xuất của cơ sở để tham mưu và giải quyết kịp thời các vướng mắc.

UBND các xã đã quan tâm chỉ đạo, củng cố lại ban chỉ đạo sản xuất, phân công các thành viên đôn đốc sản xuất, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (SRI) và Gieo xạ, chỉ đạo kịp thời các cao điểm phòng trừ sâu bệnh giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

            Chính sách hỗ trợ các mặt hàng vật tư nông nghiệp và cơ chế mua phân trả chậm tạo điều  kiện cho nông dân phát triển sản xuất.

Giá mặt hàng nông sản, thực phẩm được ổn định và luôn giữ ở mức cao, dễ tiêu thụ thúc đẩy nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

2. Khó khăn:

Sản xuất năm  2011 diễn ra trong điều kiện có nhiều diễn biến phức tạp lớn về thời tiết bất thuận do biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại  trời âm u kéo dài nhiều ngày. Số giờ nắng  thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều diện tích  mạ gieo bị chết, lúa cấy và các cây trồng sinh trưởng phát triển chậm, kéo dài thời vụ 20 ngày so với trung bình nhiều năm, thu hoạch lúa chiêm xuân muộn hơn các năm trước ảnh hưởng đến tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa. Cuối vụ mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch vụ mùa và làm đất vụ đông.

Trình độ năng lực của một số cán bộ khuyến nông cơ sở còn yếu về chuyên môn, chưa đi sâu đi sát chỉ đạo sản xuất và chuyển đổi cơ cấu giống mùa vụ. Phụ cấp khuyến nông viên cơ sở thấp cũng phần nào hạn chế, chưa tận tình với công việc chỉ đạo sản xuất.

UBND một số xã chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của khuyến nông, chưa quan tâm đến công tác chỉ đạo sản xuất, mạnh dạn đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trình độ dân trí và tập quán canh tác ở một số xóm vùng cao còn hạn chế, nhiều địa phương chưa tuân thủ đúng lịch gieo cấy của huyện, gieo cấy muộn ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cây vụ đông.

II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT:

Tổng diện tích gieo trồng .

           + Cây lúa: 6656,3 ha/6590 ha đạt 102% KH. Trong đó lúa lai 3857,1 ha chiếm 57,9 %. Diện tích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn xạ kéo tay 149 ha. Mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) cả 2 vụ  1655,2 ha.
          + Cây ngô: 1270,9 ha /1087 ha, đạt 116,9% KH
          +  Đậu tương:  116,3 ha/ 381 ha, đạt 32,7 % KH
          + Cây khoai lang: 288,3 ha/456 ha đạt 50,4 % KH

          + Cây lạc: 583,3,3 ha/501ha đạt 116 % KH

          + Cây Sắn: 1588,8 ha /1627 ha.

  * Đánh giá chung:

Sản xuất năm 2011 trong điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sản xuất ngay từ đầu vụ rét hạn kéo dài. Song có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Huyện ủy, UBND các cấp, các ngành, cán bộ trung tập chỉ đạo sản xuất đã bám sát địa bàn cơ sở được phân công, chuyển đổi kịp thời cơ cấu giống, mùa vụ. Năng suất vụ chiêm đạt 53 tạ/ha,Vụ mùa năng suất đạt 52,3 tạ/ha, các cây rau màu năng suất đạt cao hơn cùng kỳ năm 2010.

III.  KẾT QUẢ CÔNG TÁC BVTV  NĂM  2011.

1. Công tác điều tra phát hiện và diễn biến tình hình sâu bệnh trong vụ

a. Công tác điều tra:

 Trong năm 2011 đã bám chắc địa bàn, đảm bảo 52 kỳ điều tra. Phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng đảm bảo an toàn sâu bệnh giữ vững năng suất lúa, ngô, Lạc, đỗ và các cây trồng khác.

b. Diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trong năm:

Cây trồng

Sâu bệnh

DT nhiễm

(ha)

Trong đó

DT phòng               trừ

Nhiễm nhẹ

Nhiễm T.bình

Nhiễm nặng

Lúa

Sâu cuốn lá nhỏ

2004,2

876,8

834,4

292,8

1975,6

Rầy nâu

408,9

408,9

408,9

Ốc bươu vàng

    454,7

157,4

162,7

116,7

304,7

Chuột

836,1

650,3

175,8

836,1

Bệnh khô vằn

1517

712,2

422,4

380,2

518,7

Bệnh sinh lý

482,2

416,5

65,7

482,2

Ruồi hại lá

303,4

237,7

65,7

65,7

Bệnh đạo ôn

0,11

0,11

Bọ xít dài

357,6

357,6

357,6

Tổng

6288,5

3817,4

1728,7

789,7

4009,1

Ngô

Sâu đục bắp

23,9

23,9

23,9

Bệnh đốm lá

11,5

11,5

11,5

Bệnh khô vằn

62,3

62,3

62,3

Tổng

97,7

73,8

23,9

Chè

Rầy xanh

1318,1

945,1

373

373

Bọ cánh tơ

2038,8

1292,8

919,9

919,9

Bọ xít muỗi

655,9

655,9

655,9

Tổng

4012,7

2893,8

1292,9

1949,8

Đậu tương

Sâu cuốn lá

19,2

19,2

19,2

Sâu đục quả

4,6

4,6

4,6

Tổng

23,8

23,8

23,8

Nhận xét :

*Trên cây lúa:

Rầy các loại: Vụ chiêm xuân mật độ rầy thấp gây hại nhẹ. Vụ mùa đầu vụ mật độ rầy thấp mức độ gây hại nhẹ, đến cuối vụ điều kiện thời tiết thuận lợi cho rầy phát sinh phát triển tỷ lệ đẻ trứng cao tích lũy mật độ lớn gây hại mức độ hại từ nhẹ đến trung bình, một số diện tích ven dộc khe suối rầy hại nặng cục bộ ổ hẹp. Mật độ trung bình 120 - 377 con/m2; cao 1197 - 4640 con/m2, cá biệt 6000 - 8000con/m2 hại chủ yếu giai đoạn lúa chắc xanh đến chín ở một số xã Yên Sơn, Yên Lãng, Hương cần, Thắng Sơn, Cự đồng, Cự Thắng, Võ miếu, Khả cửu, Đông cửu, Thạch khoán, Địch quả .... Mức độ hại nhẹ hơn năm 2010.

-  Sâu cuốn lá nhỏ: Phát triển gây hại trên diện rộng tập trung chủ yếu vụ mùa mức độ hại nhẹ hơn vụ mùa 2011. Mật độ trung bình 6 - 17con/m2, cao 32 - 77 con/m2, cục bộ 110 - 215 con/m2, đặc biệt hại nặng trên những ruộng có bộ lá rậm rạp. Các xã có diện tích bị sâu cuốn lá hại nặng: Cự đồng, Võ miếu, Thị trấn, Thắng sơn, Tất thắng, Địch quả,  Sơn hùng, Giáp lai, Thạch khoán....

Bệnh khô vằn: Gây hại tập trung chủ yếu vụ mùa nhẹ hơn vụ mùa năm 2010 tập trung vào cuối vụ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa kéo dài. Bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, cục bộ nặng trên những ruộng xanh tốt rậm rạp, bón phân không cân đối, tỷ lệ dảnh hại trung bình 7,9- 13,2 %, cao  24 -60%, cấp bệnh chủ yếu cấp 3, 5; cục bộ nặng tỷ lệ bênh 80%, cấp bệnh là cấp 7,9. Các xã có diện tích bị hại nặng: Thạch khoán, Cự thắng, Cự đồng,  Thị trân Thanh Sơn, Võ miếu........

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên diện rộng chủ yếu trên vụ chiêm xuân  tỷ lệ trung bình 2 - 10% khóm hại, cao 40% trên những ruộng dộc chua do điều kiện thời tiết rét đậm kéo dài. Vụ mùa bệnh vàng lá sinh lý hại nhẹ trên những chân ruộng làm đất không kỹ do thời gian chuyển vụ ngắn mức độ hại nhẹ.

- Bệnh đạo ôn: Gây hại chủ yếu trên chân đất lầy thụt, các giống nhiễm vụ chiêm xuân mức độ hại nhẹ, cục bộ chòm trên diện hẹp.

- Ruồi hại lá: Hại chủ yếu vụ chiêm xuân gây hại nhẹ giai đoan lúa đẻ nhánh tập trung chủ yếu trên những chân ruộng cấy lại khắc phục điều kiện rét.

- Bọ xít dài: Mức độ hại từ nhẹ - trung bình tập trung chủ yếu trên trà sớm, mức độ nhẹ hơn năm 2010. Mật độ trung bình từ 2-3 con/m2 cao 6 con/m2.

- Chuột hại: Tập trung hại chủ yếu ven bờ kênh, mương lớn mức độ hại nhẹ hơn 2010.

* Trên cây đậu tương:

Sâu cuốn lá, sâu đục quả hại nhẹ tỷ lệ hại trung bình từ 3 – 8 % tập trung chủ yếu trên đậu tương giống DT84.

*Trên cây chè:

 Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại ở mức độ trung bình đến nặng trong tháng 7- 9  gây cháy búp tỷ lệ hại trung bình từ 2-10 % cao từ 12- 14 % búp, lá non mức độ hại nhẹ hơn 2010.

2. Công tác phòng trừ:

* Công tác chỉ đạo:

Ngay từ đầu vụ trạm đã chủ động xây dựng phương án BVTV và triển khai đến các cơ sở. Công tác điều tra dự tính dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh. Ra thông báo tình hình sâu bệnh xuống các xã. Tham mưu cho UBND huyện ra 04 công văn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh .

Trong cao điểm sâu bệnh tháng 4 và tháng 8 trạm đã ra thông báo kỳ 10 ngày 1 lần, phối hợp với các phòng ban trong khối nông nghiệp kiểm tra đôn đốc phòng trừ sâu bệnh ở các cơ sở theo sự phân công của UBND huyện.

* Kết quả phòng trừ :

+ Trên lúa:

 Tổng lượt diện tích phòng trừ của các đối tượng sâu bệnh trên lúa 4009,1 ha. Tỷ lệ thiệt hại bình quân chung các đối tượng sâu bệnh ở mức thấp. Vụ chiêm là 0,156%, vụ mùa là 1,55%, tăng năng suất chất lượng lúa đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn.

+ Trên chè:

Diện tích phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên chè:1949,8 ha. Năng xuất chè tăng từ 10 tấn/ha lên 15 - 20 tấn/ha.

+ Trên cây đậu tương: Tổng diện tích phòng trừ 23,8 ha. Đảm bảo an toàn sâu bệnh cho năng xuất cao.

3. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:

            - Đã tổ chức tuyên truyền chuyển giao các tiến bộ KHKT, mô hình SRI vụ xuân tại xã Địch Quả 100 ha, Thục luyện 03 ha. Năng suất đạt từ 52 - 58 tạ/ha. Triển khai mô hình dịch vụ nông nghiệp gắn thâm canh lúa cải tiến, bón phân NPK kép kín trên diện tích 13 ha tại xã Võ Miếu. Sử dụng các giống lúa lai và giống thuần cho năng suất bình quân đạt 51,3 - 71,76 tạ/ha. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đưa cơ giới vào khâu làm đất đã giảm được chi phí 1.108.000đ/ha, dịch vụ BVTV phun thuốc tập trung đã giảm 835.000đ/ha tiền công phun thuốc, dịch vụ thu hoạch đã giảm được 6.140,000đ/ha công thu hoạch. Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông nghiệp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

          - Tổ chức tập huấn chuyên môn cho tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân về ký thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa. Nâng cao trình độ nhận

thức về kiến thức KHKT mới giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ cao, Chi cục bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn hướng dẫn cho 1380 người dân về cách sử dụng phân bón Pomior. Triển khai mô hình 2 ha trình diễn phân bón qua lá Pomior cho cây chè làm tăng năng xuất cao hơn đối chứng 6,4 tạ/ha. Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ít hơn, tỷ lệ chè búp tươi xao sấy đạt chất lượng sản phẩm sạch, đảm bảo môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người.

          - Tổ chức trình diễn 5 mô hình phun thuốc trừ cỏ FERIM 18,5WP tại 5 xã  trên địa bàn hạn chế được sự phát triển của các đổi tượng cỏ, giảm chi phí công lao động, tăng hiệu quả sử dụng phân bón không để đối tượng dịch hại tranh chấp dinh dưỡng cho cây lúa, tại các điểm trình diễn điều cho thấy năng xuất lúa cao hơn đối chứng 10 - 15%

          - Phối hợp Chi cục bảo vệ thực vật triển khai thành công mô hình trồng khoai tây làm đất tối thiểu tại xã Địch Quả cho năng xuất cao, lãi từ 10.578.700 - 11.802.000 đồng/ha so với phương pháp truyền thống. Mở ra một hướng đi mới chuyển đổi cây trồng vụ đông kém hiệu quả đem lại thu nhập cao cho nông dân. 

          - Duy trì các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây chè.

4. Công tác thanh tra BVTV:

 Phối hợp phòng thanh tra chi cục BVTV kiểm tra được 28/77 hộ kinh doanh thuốc. Trong đó có 3 hộ bán thuốc tại chợ, đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luât, 4 hộ kinh doanh không có chứng chỉ hành nghề  xử phạt 1.000.000 đồng nộp kho bạc. Các hộ còn lại kinh doanh theo đúng pháp lệnh BVTV.

Tổ chức cho 40 hộ tham gia ký kết cam kết môi trường.

Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, và tổ chức cho các hộ tập huấn bổ sung về pháp lệnh BVTV mới.

5. Công tác kiểm dịch thực vật:

Trong năm 2011 trạm đã tiến hành thanh kiểm tra các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV và giống cây trồng sau nhập khẩu 30 tấn ngô (C919, NK 4300, NK 66, NK 99, NK 6654) và 40 tấn lúa lai đã đưa vào gieo trồng trên địa bàn huyện. Kết quả chưa phát hiện các đối tượng kiểm dịch. Theo dõi và kiểm tra các thủ tục giấy phép kiểm dịch thực vật các loại cây trồng sau nhập khẩu trên địa bàn.

6. Công tác thông tin tuyên truyền:

Phối hợp với phòng kiểm dịch kiểm tra sâu bệnh trên cây trồng sau nhập khẩu chư phát hiện các đối trượng kiểm dịch.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC BVTV NĂM 2012.

1. Công tác điều tra dự tính - dự báo.

Trong năm 2012 bám chắc địa bàn, đảm bảo 52 kỳ điều tra. Phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng, tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền chỉ đạo phòng trừ kịp thời đảm bảo an toàn sâu bệnh cho 656,3 ha lúa, 1865 ha chè, 1270,9 ha ngô, 116,3 ha đậu tương, 288,3 ha cây lạc và 80.167 ha cây lâm nghiệp giữ vững năng suất lúa, ngô, lạc, đỗ và các cây trồng khác.

2. Công tác thanh tra - kiểm dịch.

- Kiểm tra 77  hộ kinh doanh, nhắc nhỏ các hộ kinh doanh theo đúng pháp lệnh BVTV.

- Đôn đốc các hộ kinh doanh còn lại làm bản cam kết môi trường.

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, tố chức tập huấn chuyên môn cho các hộ có nhu cầu kinh doanh thuốc BVTV và chuyển chi cục cấp và đổi giấy phép kinh doanh thuốc BVTV.

3. Công tác triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

          Tổ chức tuyên truyền chuyển giao các tiến bộ KHKT, mô hình SRI, mô hình “cánh đồng 6 tấn” gắn các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức cho nông dân tiếp cận với công ty thuốc BVTV để nghe giới thiệu về các loại thuốc mới và cách sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại đem lại hiệu quả cao.

             Duy trì các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây chè

V. KẾT LUẬN VÀ  ĐỀ NGHỊ:

    1. Kết luận:

     Năm 2011 sản xuất diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến tương đối phức tạp, sâu bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ đến trung bình cục bộ ổ nặng. Song do có sự chỉ đạo kiên quyết, có định hướng của UBND tỉnh, huyện và các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện đã hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng xuất giữ vững năng xuất cây trồng. Sản xuất năm 2011đã giành được thắng lợi.

   2. Đề nghị:

 Chi cục BVTV hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, và  dự tính  dự báo để phân tích đảm bảo độ chính xác cao.

UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và kinh phí cho chiến dịch phòng trừ sâu bệnh vụ mùa. Triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.nâng cao năng xuất cây trồng.

Các ngành trong khối nông nghiệp tăng cường phối hợp với trạm BVTV trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV tỉnh (b/c),

- UBND huyện (b/c),

- Các phòng ban chuyên môn,

- BCĐ sản xuất (b/c),

- Lưu.

TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT

Trạm trưởng

Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...