BÁO CÁO
SƠ KẾT VỤ MÙA NĂM 2011
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ MÙA 2011.
1. Đặc điểm tình hình.
Sản xuất vụ mùa năm 2011 diễn ra trong điều kiện có nhiều diễn biến phức tạp lớn đầu năm rét đậm rét hại thời tiết âm kéo dài nên thời vụ thu hoạch lúa chiêm xuân muộn hơn các năm trước ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy vụ mùa.
Trước những khó khăn của sản xuất vụ mùa được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, UBND huyện và các ban nghành đã tích cực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn đảm bảo khôi phục sản xuất. Chỉ đạo tập trung vào khâu giống, thời vụ, cơ cấu giống, trà hợp lý. Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng xã, thị trấn để chủ động triển khai giao kế hoạch diện tích và kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật SRI và giàn sạ kéo tay. Ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời đối với cơ sở, tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa và trích ngân sách hỗ trợ phân bón Pomior cho toàn bộ diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn.
Phân công cán bộ xuuống cơ sở bám sát địa bàn được phân công nắm bắt tình hình sản xuất của cơ sở để tham mưu và giải quyết kịp thời các vướng mắc ở cơ sở.
Tiếp tục có chính sách cung ứng phân trả chậm cho nông dân đến nay sản xuất vụ mùa đã đạt được những kết quả cụ thể.
2. Kết quả chỉ đạo sản xuất:
Tổng diện tích cây lúa : 3,489ha/3457 ha vượt 9,2 %so với kế hoạch so với cùng kỳ, trong đó diện tích lúa lai 1.954,1 ha chiếm 56,2% . Diện tích áp dụng SRI 837,2 ha, diện tích gieo xạ 40 ha.
Cây trồng màu :
- Ngô: 557 ha /477 ha KH, đạt 116,7% KH.
- Lạc đã trồng: 252,7 ha / 180 KH, đạt 143,3 % KH.
- Đậu tương đã trồng: 43,8 ha / 230 ha đạt 19% KH.
- Rau xanh các loại: 391 ha / 391 ha đạt 100 % KH.
* Đánh giá chung: Do ảnh hưởng của sản xuất vụ chiêm xuân lớn đến sản xuất vụ mùa ngay từ đầu vụ. Song có sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND các cấp, các ngành, cán bộ trung tập chỉ đạo sản xuất đã bám sát địa bàn cơ sở được phân công, chuyển đổi kịp thời cơ cấu giống, mùa vụ. Vụ chiêm xuân đã đạt được kết quả khả quan, năng suất ước đạt 52,3 tạ /ha, các cây rau màu năng suất đạt cao hơn cùng kỳ năm 2010.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BVTV VỤ MÙA NĂM 2011.
1. Công tác điều tra phát hiện và diễn biến tình hình sâu bệnh trong vụ:
a, Công tác điều tra:
- Trong vụ luôn duy trì tốt công tác điều tra dự tính dự báo, xác định đúng đối tượng và thời gian phát sinh gây hại. Đã tổ chức điều tra được 20 kỳ và 2 kỳ điều tra bổ xung trước cao điểm sâu bệnh tháng 8, 9.
b, Diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trong vụ:
Cây trồng
|
Đối tượng
sâu bệnh
|
DT nhiễm
(ha)
|
Trong đó
|
DT phòng trừ
|
|
Nhiễm nhẹ
|
Nhiễm T. bình
|
Nhiễm nặng
|
|
Lúa
|
Bệnh khô vằn
|
862,1
|
408,9
|
248,6
|
204,4
|
453
|
|
Bệnh sinh lý
|
175
|
175
|
|
|
175
|
|
Chuột
|
408,8
|
408,8
|
|
|
408,8
|
|
Bọ xít dài
|
291,9
|
291,9
|
|
|
291,9
|
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
2004,2
|
876,87
|
834,48
|
292,8
|
1975,6
|
|
Ốc bươu vàng
|
454,7
|
157,4
|
162,7
|
116,7
|
304,7
|
|
Rầy các loại
|
408,9
|
408,9
|
|
|
|
|
Cộng
|
4605,6
|
2727,7
|
1245,78
|
613,9
|
3609
|
|
Ngô
|
Sâu ăn lá
|
29,01
|
|
|
|
|
|
Bệnh đốm lá
|
11,5
|
11,5
|
|
|
11,5
|
|
Bệnh khô vằn
|
62,3
|
62,3
|
|
|
62,3
|
|
Cộng
|
102,08
|
73,8
|
|
|
73,8
|
|
Chè
|
Rầy xanh
|
771,2
|
572,1
|
199,1
|
|
199
|
|
Bọ cánh tơ
|
1292,8
|
546,8
|
746
|
|
746
|
|
Bọ xít muỗi
|
456,8
|
|
|
|
456,8
|
|
Cộng
|
2520,8
|
1118,9
|
945,1
|
|
1401,8
|
|
Nhận xét:
Trong vụ mùa sâu bệnh phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình trên phạm vi rộng gồm các đối tượng gây hại chính sau:
+ Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh gây hại sớm hơn trung bình nhiều năn do không có thời gian chuyển vụ. Ngay từ đầu tháng 7 giai đoạn mạ mật độ trung bình 3,5 - 28con/m2. cao điểm gây hại trên lúa mùa trà 1 và trà 2 từ 10 - 20/8. Mật độ trung bình 17,9 con/m2, cao 77 con/m2. Cục bộ những chân ruộng bón phân không cân đối, có bộ lá xanh tốt rậm rạp. Các xã có diện tích bị sâu cuốn lá hại nặng: Cự đồng, Võ miếu, Thị trấn, Thắng sơn, Tất thắng, Địch quả, Sơn hùng, Giáp lai, Thạch khoán....
- Rầy các loại: rầy lứa 5 phát sinh gây hại đầu đến giữa tháng 7, giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ , lứa 7 gây hại đầu đến giữa đến cuối tháng 9, giai đoạn lúa làm trỗ bông - chín mức độ hại nhẹ cục bộ ổ nặng ở diện hẹp, phân bố rải rác ở tất cả các xã.
- Bọ xít dài: Tập trung gây hại giữa tháng 9 đến cuối tháng 9, mức độ gây hại nhẹ hơn trung bình vụ mùa năn 2010. Mật độ trung bình 0,6 - 6 con/m2, cục bộ 8 - 10 con/m2 trên diện tích lúa trỗ muộn.
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên diện rộng trên diện tích lúa mới cấy đầu tháng 7, phân bố trên tất cả các xã. Mật độ trung bình 2 -3 con/m2, cao 15 con/m2 trên chân ruộng sâu trũng thường xuyên ngập nước.
- Bệnh khô vằn: Phát sinh cuối tháng 7 đầu tháng 8 tỷ lệ dảnh hại 0,7 -12,1%, gây hại nặng đầu tháng 9 đến cuối tháng 9 do điều kiện thời tiết mưa kéo dài tạo điều kiện cho bệnh phát triển về cuối vụ tỷ lệ dảnh hại từ 13,2 – 60%. Chủ yếu tập trung trên những ruộng lúa tốt rậm rạp, bón phân không cân đối. Mức độ gây hại nhẹ hơn vụ mùa năn 2010. cấp bệnh chủ yếu là 5, 7. Các xã có diện tích bị hại nặng: Thạch khoán, Cự thắng, Cự đồng, Võ miếu, Thắng sơn ........
- Bệnh vàng lá sinh lý: gây hại cuối tháng 8, mức độ hại nhẹ đến trung bình giai đoạn lúa làm đòng, tập trung trên những ruộng dộc chua. Mức độ hại nhẹ hơn trung bình năm 2010 do được hỗ trợ sử dụng phân bón qua lá Pomior.
- Chuột gây hại nhẹ, cục bộ trung bình trên những chân ruộng ven làng, bờ mương lớn và khu vực nghĩa địa mức độ hại nhẹ hơn cùng kỳ năm 2010.
+ Trên ngô: Bệnh khô vằn hại nhẹ trên ngô chủ yếu gieo trên đất soi bãi ven sông.
+ Trên chè:
Rầy xanh, Bọ cánh tơ. Bọ xít muỗ hại ở mức độ trung bình đến nặng trong tháng 7- 9 gây cháy lá, búp non ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Mức độ hại nhẹ hơn cùng kỳ năm 2010 gây cháy lá, búp non ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè.
2. Công tác chỉ đạo phòng trừ:
a) Công tác chỉ đạo:
- Ngay từ đầu vụ trạm đã chủ động xây dựng phương án BVTV và triển khai đến các cơ sở.
- Công tác điều tra dự tính dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh. Ra thông báo tình hình sâu bệnh, chuột hại và biện pháp phòng trừ. Tham mưu cho UBND huyện ra công văn chỉ đạo sâu bệnh trên lúa, trên ngô và xây dựng kế hoạch chỉ đạo phòng trừ.
b) Kết quả phòng trừ :
- Trên lúa: Kết quả chỉ đạo phòng trừ tốt đã đảm bảo an toàn cho 3.489 ha lúa. Tổng diện tích phòng trừ của các đối tượng sâu bệnh là 3.564,9 ha. Tỷ lệ thiệt hại bình quân chung về năng suất của các đối tượng sâu bệnh ở mức thấp 1,55 %. Trong đó:
+ Bệnh khô vằn: 0,75%
+ Chuột hại: 0,51%
+ Bọ xít : 0,03%
+ Chuột : 0, 26%.
- Trên ngô: kết quả phòng trừ Bệnh khô vằn, đốm lá đã ngăn chặn bệnh không để phát triển trên diện rộng.
- Trên chè: tổng diện tích phòng trừ Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ là 347,8 ha đảm bảo sản lượng cho các vườn chè.
3. Công tác thanh tra BVTV:
- Phối hợp với thanh tra Chi cục và thanh tra liên ngành của huyện tổ chức kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Tổng số hộ kiểm tra 13 hộ trong đó 04 hộ vi phạm về địa điểm buôn bán hàng hoá đã được cơ quan chức năng sử phạt 1.000.000 theo qui định của pháp lệnh BVTV. Các hộ kinh doanh còn lại chấp hành đầy đủ đúng qui định của pháp luật.
- Phối hợp với công ty tổ chức 6 cuộc hội thảo nông dân về các loại thuốc trừ sâu thế hệ mới số lượng 600 người. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho các hộ tham gia kinh doanh thuốc BVTV và 40 hộ tham gia ký cam kết môi trường
- Hướng dẫn các thủ tục cho 2 hộ đăng ký kinh doanh thuốc BVTV và đổi chứng chỉ hành nghề theo đúng qui định cuả pháp lệnh BVTV.
4. Công tác kiểm dịch thực vật:
- Thường xuyên phối hợp với trạm kiểm dịch thực vật kiểm tra các giống cây trồng sau nhập khẩu của các cửa hàng đại lý bán ngô giống. Tổng số là 20 tấn ngô giống C919, NK4300, 9955 và điều tra sâu bệnh trên cây trồng sau nhập khẩu gieo trồng ngoài đồng ruộng. Kết quả chưa phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật.
5. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Trong vụ trạm đã tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ trong cao điểm sâu bệnh cho nông dân 550 người (cán bộ khuyến nông các xã và hộ nông dân tham gia).
- Triển khai mô hình dịch vụ nông nghiệp gắn thâm canh lúa cải tiến, bón phân NPK kép kín trên diện tích 13 ha tại xã Võ Miếu. Sử dụng các giống lúa lai và giống thuần cho năng suất bình quân đạt 51,3 - 71,76 tạ /ha. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đưa cơ giới vào khâu làm đất đã giảm được chi phí 1.108.000đ, dịch vụ BVTV phun thuốc tập trung đã giảm 835.000 đồng công phun thuốc, dịch vụ thu hoạch đã giảm được 6.140,000đồng công thu hoạch. Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông nghiệp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.
- Duy trì các hoạt động cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ, triển khai hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè ra thị trường gắn sản xuất với tiêu thụ hàng hoá. Mở rộng ứng dụng mô hình sản xuất chè theo hướng ViệtGap.
6. Công tác thông tin tuyên truyền.
- Tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng chuyên mục nhà nông giúp nông dân nắm được các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Vụ mùa năm 2011diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến tương đối phức tạp, đầu vụ áp lực thời vụ làm đất không kỹ, cuối vụ mưa nhiều kéo dài. Song do có sự chỉ đạo kiên quyết, có định hướng của UBND huyện và các cấp, các phòng ban chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản xuất vụ mùa năm 2011 đã giành được thắng lợi, năng suất cây trồng cao hơn vụ mùa xuân năm 2010
2. Đề nghị:
- UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và kinh phí cho tập huấn chuyển giao đẩy mạnh diện tích SRI và các mô hình dịch vụ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
- Chỉ đạo UBND các xã, Thị trấn tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn của xã mình nhằm nâng cao năng xuất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Các cấp các nghành cần tăng cường phối hợp với trạm BVTV trong công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV tỉnh (b/c),
- UBND huyện (b/c),
- Các phòng ban chuyên môn,
- BCĐ sản xuất (b/c),
- Lưu.
|
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|