DIỆN
TÍCH NHIỄM SÂU BỆNH NĂM 2016
|
Cây
trồng
|
Đối
tượng
|
Diện
tích nhiễm (lượt ha)
|
Phòng
trừ
|
Tổng
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
Lúa
|
Sâu
cuốn lá nhỏ
|
1071,5
|
449,6
|
459,6
|
162,2
|
679,5
|
Sâu
đục thân
|
394,9
|
144,7
|
151,6
|
98,6
|
250
|
Bệnh
khô vằn
|
510
|
201,7
|
271,6
|
36,7
|
161,2
|
Bệnh
bạc lá
|
213,5
|
97,3
|
95,4
|
20,8
|
130,7
|
Chuột
|
248,3
|
191,9
|
56,4
|
0
|
115,3
|
Vàng
lá sinh lý
|
187,1
|
58,8
|
70,1
|
58,3
|
30,6
|
Ruồi
đục nõn
|
96
|
96
|
|
|
|
Rầy
các loại
|
144,1
|
109,9
|
34,2
|
|
40,2
|
Đạo
ôn lá
|
12,872
|
12,8
|
|
0,072
|
0,072
|
Rau
|
Bọ nhảy
|
12,8
|
12,8
|
|
|
|
Sâu
xanh
|
59,9
|
43,5
|
16,4
|
|
27
|
Sâu
khoang
|
26,3
|
21,7
|
4,6
|
|
5,7
|
Sâu
tơ
|
19,1
|
19,1
|
|
|
3,5
|
Bệnh
sương mai
|
12,8
|
12,8
|
|
|
|
Ngô
|
Sâu
đục thân, đục bắp
|
14,8
|
14,8
|
|
|
|
* Nhận xét:
a, Trên cây lúa:
- Sâu cuốn lá
nhỏ: Phát sinh gây hại chủ yếu trong vụ mùa; mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục
bộ nhiễm nặng. Diện
tích nhiễm là 1.071,5 lượt ha,
trong đó nhiễm nhẹ 449,6 lượt ha,
nhiễm trung bình 459,6 lượt
ha, nhiễm nặng 162,2 lượt ha;
Diện tích phòng trừ là 679,5 lượt
ha.
- Sâu đục thân: Phát sinh gây hại chủ yếu trong vụ mùa; mức độ nhiễm nhẹ
đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng. Diện tích nhiễm là 394,9 lượt ha, trong đó nhiễm nhẹ 144,7 lượt ha, nhiễm trung bình 151,6 lượt ha, nhiễm nặng 98,6 lượt ha; Diện tích phòng trừ là 250 lượt ha.
- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại trên các trà lúa vụ xuân và vụ mùa; mức
độ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng trên những ruộng bón phân không
cân đối, ruộng rậm rạp. Diện tích nhiễm là 510 lượt ha, trong đó nhiễm nhẹ 201,7 lượt ha, nhiễm trung bình 271,6 lượt ha, nhiễm nặng 36,7 lượt ha; Diện tích phòng trừ là 161,2 lượt ha.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh trên lúa vụ xuân và vụ mùa; mức
độ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng trên những ruộng bón phân không
cân đối, ruộng rậm rạp. Diện tích nhiễm là 213,5 lượt ha, trong đó nhiễm nhẹ 97,3 lượt ha, nhiễm trung bình 95,4 lượt ha, nhiễm nặng 20,8 lượt ha; Diện tích phòng trừ là 130,7 lượt ha.
- Rầy các loại: Phát
sinh gây hại chủ yếu trong vụ xuân; mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình.
Diện tích nhiễm 144,1 ha, trong đó
nhiễm nhẹ 109,9 ha, nhiễm trung
bình 34,2 ha; Diện tích đã phòng
trừ là 40,2 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Xuất hiện và nhiễm cục bộ trên một số giống lúa (Nếp,
BC15, Xi23, X21, HT1,Nhị Ưu838, J02,…),
ở vụ xuân. Diện tích nhiễm 12,872 ha,
trong đó nhiễm nhẹ 12,8 ha, nhiễm
nặng 0,072 ha; Diện tích đã phòng
trừ là 0,072 ha.
- Bệnh vàng lá sinh lý: Phát
sinh gây hại cục bộ; mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng. Diện
tích nhiễm là 187,1 lượt ha, trong
đó nhiễm nhẹ 58,8 lượt ha, nhiễm
trung bình 70,1 lượt ha, nhiễm
nặng 58,3 lượt
ha. Diện tích đã phòng trừ là 30,6 ha.
- Chuột: Gây nhiễm trên các trà lúa, mức độ nhiễm nhẹ
đến trung bình. Diện tích nhiễm là 248,3 lượt
ha, trong đó nhiễm nhẹ 191,9 lượt ha,
nhiễm trung bình 56,4 lượt ha.
Diện tích đã phòng trừ diệt chuột tập trung 115,3 ha.
- Các đối tượng: Đạo ôn cổ bông, ruồi đục nõn, bệnh
thối thân, thối gốc vi khuẩn nhiễm nhẹ trên diện hẹp.
b, Trên cây ngô:
Sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá
lớn, đốm lá nhỏ, rệp cờ, sâu xám, sâu ăn lá nhiễm nhẹ; Chuột hại cục bộ.
c, Trên cây rau:
- Sâu xanh: Nhiễm nhẹ đến trung bình trên cây rau
cải, bắp cải, su hào. Diện tích nhiễm 59,9 lượt ha, trong đó nhiễm nhẹ 43,5 lượt ha, nhiễm
trung bình 16,4 lượt ha; Diện tích đã phòng trừ 27,0 lượt ha.
- Sâu khoang: Nhiễm nhẹ đến trung bình. Diện tích
nhiễm 26,3 lượt ha, trong đó nhiễm nhẹ 21,7 lượt ha, nhiễm trung bình 4,6 lượt ha; Diện
tích đã phòng trừ 5,7 lượt ha.
- Ngoài ra: Bọ nhảy, sâu tơ, bệnh sương mai nhiễm
nhẹ. Rệp, bệnh thối nhũn, gây hại rải rác.
2. Kết quả thực hiện:
a,
Công tác chỉ đạo phòng trừ sâu
bệnh:
* Công tác tham mưu:
- Trạm đã tham mưu cho
UBND thành phố ban hành 15 văn
bản, cụ thể: Văn bản số 2470/UBND - KT ngày 23/12/2015 về việc tăng cường chỉ đạo diệt
chuột bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân năm 2015 - 2016. Văn bản số 72/UBND - KT
ngày 12/01/2016 về việc triển khai thực hiện thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2015 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT. Văn bản số 73/KH - UBND ngày 12/01/2016 Kế hoạch Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn Thành phố Việt Trì. Văn
bản số 424/UBND-KT ngày 11/3/2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo
thực hiện diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân 2015 – 2016.
Văn bản số 68/BC-UBND ngày 05/4/2016 Báo cáo kết quả diệt chuột tập trung vụ
chiêm xuân 2015 -2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT. Văn bản số 911/UBND-KT ngày
04/5/2016 về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa Chiêm xuân 2015 -
2016. Văn bản số 1210/UBND-KT ngày 07/6/2016 về việc kiểm tra, xử lý việc nhân
nuôi sâu hại. Văn bản số 1375/UBND-KT ngày 28/6/2016 Phương án bảo vệ thực vật vụ mùa, vụ đông
2016. Văn bản số 152/UBND - KT ngày 05/7/2016 Báo cáo về việc thực hiện công
tác hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Việt Trì. Văn bản
số 1557/UBND - KT ngày 19/7/2016 về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh
hại lúa vụ mùa năm 2016. Quyết định số 6851a/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 về thành
lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đánh giá, xếp loại các cơ sở kinh doanh
thuốc BVTV năm 2016. Văn bản số 2112/UBND - KT ngày 23/9/2016 về việc tiếp tục
triển khai thực hiện thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2015 của Bộ NN và
PTNT. Văn bản số 326/UBND-KT ngày 02/11/2016 về kết quả đẩy mạnh ứng dụng quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng năm 2016; kế hoạch trên khai IPM năm
2017.Văn bản số 2466/UBND-KT ngày 2/11/2016 về việc tăng cường phòng, chống, diệt
chuột bảo vệ mùa màng. Văn bản số 2478/UBND-KT ngày 4/11/2016 về việc tăng cường
công tác quản lý thuốc BVTV.
* Công tác chỉ đạo:
- Ngay từ đầu vụ
Trạm đã chủ động xây dựng phương án BVTV vụ xuân, vụ mùa và triển khai đến các
cơ sở. Rà soát và duy trì 03 điểm
điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trên địa bàn thành phố.
- Thường xuyên điều tra, nắm chắc diễn biến sâu
bệnh hại, dự tính dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh để chỉ đạo
kịp thời. Định kỳ ban hành thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày/ lần (52 kỳ/năm) và mỗi tháng ra 1 thông báo tình hình sâu bệnh
tháng, dự báo tình hình sâu bệnh cho tháng tới và hướng dẫn biện pháp phòng trừ
(12 thông báo tháng/năm) gửi cơ sở và các ban ngành liên quan.
- Trong cao điểm sâu bệnh trạm đã phân công cán bộ thường xuyên bám sát
đồng ruộng, điều tra dự tính dự báo và ban
hành 07 thông báo sâu bệnh kỳ 10 ngày/ lần (trong đó vụ xuân 03 kỳ
và vụ mùa 04 kỳ) về diễn biến tình hình
sâu bệnh hại và hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ; 01 văn bản chỉ đạo phòng
trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ chiêm xuân năm 2016; 01 văn bản về việc chỉ đạo phòng trừ bệnh bạc lá,
đốm sọc vi khuẩn hại lúa vụ mùa gửi cơ sở và các phòng ban liên quan.
- Trong
thời gian chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, trạm đã tham gia cùng Lãnh đạo Chi cục,
Lãnh đạo UBND Thành phố và các phòng ban chuyên môn của thành phố kiểm tra, đôn
đốc công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh tại các phường, xã.
* Kết quả: Hầu
hết diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng đều được phòng trừ kịp thời, tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh là 3.023,972 lượt
ha, trong đó nhiễm nhẹ 1487,4 lượt ha, nhiễm trung bình 1159,9 lượt ha,
nhiễm nặng 376,672 lượt ha; Diện tích phòng trừ là 1443,772 lượt ha.
Trong 2 đợt diệt chuột tập
trung, toàn Thành phố đã tiêu diệt được 53.030 con chuột; Số bẫy sử dụng là 7.463 chiếc; Tổng lượng thuốc diệt chuột là 263 kg chủ yếu sử dụng thuốc Rat- kill 2%DP; số tiền chi hỗ trợ diệt
chuột là 132.500.000 đồng (trong đó
UBND Thành phố hỗ trợ 92.000.000 đồng; địa phương hỗ trợ 40.500.000 đồng).
Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh cả năm là
0,22% (trong đó thiệt hại vụ xuân là 0,07%, vụ mùa là 0,51%), thấp dưới mức an
toàn cho phép và thấp hơn năm 2015 (Năm 2015 tỷ lệ thiệt hại cả năm là 0,28% , trong
đó thiệt hại vụ xuân là 0,1%, vụ mùa là 0,6%).
b, Công tác chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật
- Trong năm, trạm đã phối hợp chỉ
đạo mở rộng diện tích áp dụng SRI tại 16 xã, phường có đất nông nghiệp, kết quả:
Tổng diện tích áp dụng SRI là 1172,6 ha/năm đạt 101,9% kế hoạch được giao
(trong đó vụ xuân 564 ha, vụ mùa 608,6 ha).
-
Thực hiện khảo nghiệm 07 loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy trình kỹ
thuật, theo dõi, điều tra, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm gửi Trung tâm
khảo nghiệm và Kiểm định thuốc BVTV.
c, Công tác
thanh kiểm tra buôn bán và sử dụng BVTV
- Thường xuyên kiểm tra các
cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, kết quả không phát hiện vi phạm.
- Tham
gia đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 6851a/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 của
UBND thành phố Việt Trì về Kiểm tra đánh giá xếp loại cơ sở buôn bán thuốc
BVTV, kết quả kiểm tra được 06 cơ sở đến kỳ đánh giá, trong đó 06/06 cơ sở xếp loại A.
- Phối hợp với Thanh tra Chi cục lấy 03 mẫu rau, quả tại xã Tân Đức gửi
kiểm tra phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả. Kết quả các mẫu
đều không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.
-
Phối hợp với thanh tra Chi cục kiểm tra và phát hiện 01 hộ bán thuốc bảo vệ
thực vật tại chợ Tân Dân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện và đăng ký kinh
doanh, đã lập biên bản và giao chính quyền địa phương xử lý.
- Tổng hợp sản lượng thuốc kinh doanh 6 tháng cuối năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của các đại lý gửi Thanh tra Chi
cục đúng theo quy định.
d, Công tác kiểm dịch thực vật
- Phối hợp với thanh tra Chi
cục, Trạm Kiểm dịch thực vật thanh tra việc chấp hành các quy định về kiểm dịch
thực vật đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh giống cây trồng
nhập nội trên địa bàn Thành phố Việt Trì theo quyết định của Chi cục.
- Thường xuyên phối hợp với trạm kiểm dịch thực
vật kiểm tra các giống cây trồng sau nhập khẩu, kết quả chưa phát hiện các đối
tượng kiểm dịch thực vật.
e, Công tác tập huấn, tuyên truyền:
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật sử
dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quản cho 80 người là chủ nhiệm hợp tác xã và
cán bộ khuyến nông cơ sở; Phối hợp thực hiện 08 buổi tập huấn kỹ thuật phòng
trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho 480 hộ nông dân.
- Thực hiện cấp phát 15 bản
poter hướng dẫn cách nhận biết một số sâu bệnh hại chính trên cây rau và sử
dụng thuốc BVTV để phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng; 70 cuốn sổ tay quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau; 70 cuốn sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây lúa cho nông dân các phường, xã (Tài liệu do chi cục Bảo vệ thực
vật in ấn và cấp phát).
- Viết 03 bài tuyên
truyền gửi đài truyền thanh thành phố và các xã đọc trong cao điểm chỉ đạo
phòng trừ sâu bệnh.
- Tham gia thực hiện 01
chuyên mục hướng dẫn kỹ thuật
và chỉ đạo diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân 2015 – 2016; 01 chuyên mục
khuyến nông phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa; 01 chuyên mục về Quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) trên rau vụ Đông 2016 của Chi cục
g, Công tác khác:
-
Tham gia góp ý dự thảo sổ tay IPM trên rau, chè, lúa gửi phòng Kỹ thuật tổng
hợp; Góp ý quy chế sử dụng kho lưu chứa thuốc BVTV gửi phòng thanh tra Chi cục;
Góp ý vào “Nội dung và khung
chương trình khóa đào tạo giảng viên IPM trên cây trồng; lớp huấn luyện nông
dân về IPM trên các cây trồng”.
-
01 cán bộ tham gia tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; 01 cán bộ tham
gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên mới; 01 cán bộ tham
gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản và lấy mẫu giám sát nông sản thực phẩm; 01 cán bộ tham gia học
lớp trung cấp lý luận chính trị.
- Tham gia đoàn kiểm
tra, giám sát của UBND thành phố, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông
nghiệp tại các xã, phường Bạch Hạc, Trưng Vương, Phượng Lâu.
- 02 cán
bộ tham gia lớp tập huấn TOT chè tại Thanh Ba do Chi cục tổ chức.
3. Đánh giá chung:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở nông nghiệp và PTNT, Chi cục
Bảo vệ thực vật, lãnh đạo
UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ban ngành đoàn thể
và UBND các phường xã, công
tác bảo vệ thực vật năm 2016
thực hiện toàn diện mọi mặt và đạt được kết quả tốt, hầu hết diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh trên các loại cây trồng đều được
phòng trừ kịp thời nên tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh thấp, đảm bảo an toàn cho
sản xuất nông nghiệp của thành phố. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
- Trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, vẫn còn một số diện tích bị sâu bệnh
hại nặng cục bộ. Nguyên nhân do một số hộ nông dân không thiết tha với đồng ruộng, chưa chú
trọng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, bên cạnh đó công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh ở một số phường, xã còn chủ quan, chỉ đạo
chưa thực sự quyết liệt nên vẫn còn diện tích bị sâu bệnh hại nặng cục bộ.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức BVTV cho nông dân vẫn còn
hạn chế, hiểu biết về thuốc BVTV của nông dân chưa đầy đủ, một bộ phận nông dân
sử dụng thuốc chưa đúng theo hướng dẫn hoặc không phun thuốc nên hiệu quả phòng
trừ chưa cao. Nguyên nhân do kinh phí tập huấn tuyên truyền còn hạn chế; các
địa phương chưa chú trọng công tác tổ chức tập huấn tuyên truyền cho cán bộ
khuyến nông cơ sở và các hộ nông dân.
III. PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ NĂM 2017
1. Những
mục tiêu chủ yếu:
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên các loại cây trồng trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự
tính, dự báo sớm chính xác thời gian phát sinh, quy mô và mức độ gây hại của
các đối tượng dịch hại trên các loại cây trồng chính. Tham mưu, đề xuất, ra
thông báo chỉ đạo phòng trừ đạt hiệu quả cao
nhất, phấn đấu giảm sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra ở mức thấp nhất, phấn đấu
thiệt hại cả năm dưới 1%.
-
Phối hợp tổ chức thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và
KDTV của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác BVTV trên địa
bàn, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Làm tốt công tác KDTV các loại
giống cây trồng nhập nội về thủ tục pháp lý và gieo trồng sau nhập khẩu.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao hoạt
động của màng lưới khuyến nông cơ sở, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kỹ
thuật viên, giúp cho mạng lưới BVTV cơ sở chủ động triển khai tốt công tác
BVTV.
- Thực hiện triển khai các tiến
bộ khoa học kỹ thuật: Mở rộng việc áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI,
….
2.
Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện tốt kế hoạch Đẩy
mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016 -
2020 trên địa bàn Thành phố Việt Trì.
- Xây dựng các điểm điều tra dự
tính dự báo phù hợp với các vùng sinh thái và cơ cấu trà lúa, cơ cấu giống,
thời vụ trên địa bàn thành phố. Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo tình hình
sâu bệnh hại, xác định chính xác thời gian phát sinh, quy mô và mức độ gây hại
của các đối tượng sâu bệnh hại trên các loại cây trồng trước ít nhất 7-10 ngày
để hướng dẫn nhân dân phòng trừ.
- Phối hợp triển khai Luật Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật, tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Thường xuyên thanh kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV.
- Phối hợp với Trạm
KDTV theo dõi các lô giống cây trông nhập nội được trồng trên địa bàn huyện,
phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các loài sinh vật hại có trong
danh mục KDTV của nước Việt Nam.
- Tổ chức tập huấn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV
an toàn hiệu quả cho cán bộ khuyến nông và nông dân.
- Tăng cường tuyên
truyền trên hệ thống đài truyền thanh các phường xã, đài truyền thành phố về
tình hình sâu bệnh hại và kỹ thuật phòng trừ để tuyên truyền cho nông dân, nhất
là trong các cao điểm sâu bệnh hại.
- Phối hợp với các phòng ban chuyên
môn tổ chức chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, trong các cao điểm.
3. Kiến nghị, đề xuất:
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi
cục Bảo vệ thực vật, UBND thành phố thường xuyên quan tâm hơn nữa đến công tác
bảo vệ thực vật; Hỗ trợ kinh phí giúp Trạm BVTV triển khai các mô hình ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ
sâu bệnh cho bà con nông dân các xã, phường, đặc biệt trong các cao điểm sâu
bệnh.
- Đề nghị UBND thành phố phê
duyệt Dự toán kinh phí và Tờ trình xin phê duyệt kinh phí thực hiện kế hoạch về
đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng năm 2017 để
Trạm có cơ sở thực hiện tốt Kế hoạch triển khai IPM trên địa bàn.
- Các cấp, các ngành, các
đoàn thể tăng cường phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật Việt Trì để chỉ đạo,
triển khai các chiến dịch phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất đạt hiệu quả cao.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (BC)
-
UBND TP (BC);
-
Phòng Kinh tế TP; -
Lưu trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Thị Lan Phương
|