I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN.
1. Thuận lợi: Được sử quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và Chi cục BVTV Phú thọ; đồng thời có sự ủng hộ, phối kết hợp tốt của các ban ngành, đoàn thể trong huyện. Cán bộ Trạm làm việc kiên quyết, có kinh nghiệm chỉ đạo trong sản xuất, cơ sơ vật chất của trạm đã được nông lên.
Ở cở sở đã có sự chuyển biến rõ rệt, Các cán bộ đã năng động hơn; bên cạnh đó người dân đã quan tâm hơn đến công việc của mình; đầu tư lơn, và hiểu biết hơn nên trong việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh có sự thuận lợi.
2. Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt thời tiết khô hạn trong vụ kéo dài (gần như suốt vụ sản xuất) nên sâu bệnh cũng bất thường hơn các vụ trước. Kinh phí cho hoạt động sự nghiệp quá ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC DỰ TÍNH DỰ BÁO (DTDB) VỤ XUÂN 2010.
A. Tình hình sâu bệnh và kết quả phòng trừ.
Trạm tiếp tục duy trì và củng cố 3 điểm DTDB của huyện là Xuân viên (vùng thượng huyện), Phúc khánh (vùng hạ huyện), Thị trấn (vùng trung huyện). Trong cao điểm tháng 4, 5 trạm mở rộng điều tra ra các xã như: Thượng long, Đồng thịnh, để nắm bắt tình hình rộng hơn, chắc hơn và làm căn cứ cho việc phòng trừ.
Bảng : Diện tích nhiễm và kết quả phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng chính, vụ xuân 2010.
Cây trồng
|
Dịch hại
|
Diện tích nhiễm (ha)
|
Diện tích phòng trừ (ha)
|
DT phòng trừ
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Nhẹ
|
TB
|
Nặng
|
Hại >70% NS
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lúa
|
Rầy nâu
|
177
|
88
|
89
|
|
|
|
|
|
109
|
Chuột
|
453
|
207,5
|
126
|
119,5
|
|
|
|
|
326
|
Bọ xít
|
156,7
|
156,7
|
|
|
|
|
|
|
86,5
|
Bệnh đạo ôn
|
369.5
|
292,5
|
72
|
5
|
|
|
|
|
125
|
Bệnh khô vằn
|
784,6
|
363,6
|
288
|
124.5
|
|
|
|
|
473,5
|
Bệnh lùn sọc đen
|
0,9
|
|
|
850 m2
|
|
1.6
|
0,8
|
0,8
|
0,9
|
Cộng lúa
|
1341
|
1108
|
575
|
355,5
|
|
|
|
|
1120,8
|
Đỗ Tương
|
Sâu cuốn lá
|
27,3
|
9,1
|
7,2
|
11
|
|
|
|
|
18
|
Ruồi đục thân
|
13,84
|
7,0
|
6,84
|
|
|
|
|
|
11
|
Sâu Đục quả
|
13,5
|
7,1
|
6,4
|
|
|
|
|
|
7,5
|
Ngô
|
Sâu đục thân, đục bắp
|
17,5
|
17,5
|
|
|
|
|
|
|
|
Rệp
|
58
|
43
|
15
|
|
|
|
|
|
15
|
Bệnh khô vằn
|
61,7
|
46,7
|
15
|
|
|
|
|
|
15
|
Chè
|
Bọ xít muỗi
|
222,4
|
143,6
|
78,8
|
|
|
|
|
|
142
|
Rầy xanh
|
254,5
|
162,4
|
91,7
|
|
|
|
|
|
146
|
Bọ cánh tơ
|
165,7
|
89
|
76,7
|
|
|
|
|
|
78
|
Nhện đỏ
|
255
|
118
|
137
|
|
|
|
|
|
132
|
Nhận xét: Sâu bệnh trong vụ xuân này nhẹ. Cụ thể:
1. Trên lúa:
+ Sâu cuốn lá: Vụ xuân này hại rất nhẹ (Đầu tháng 04/2010 mới suất hiện); mật độ rất thấp (cả 2 lứa tháng 4 và tháng 5 mật độ trung bình 20-25 c/m2) không gây hại cho cây lúa.
+ Sâu đục thân: gây hại nhẹ rải rác, vào đầu tháng 5 mật độ cao nhất từ 1,5-2 c/m2 ( không thống kê diện tích)
+ Rầy các loại: Trong vụ có 2 lứa (tháng 3 và tháng 5) mật độ rầy trung bình 80-100 c/m2, nơi cao 300-500 c/m2, cục bộ 1000-15000 c/m2. Diện tích nhiễm cả vụ 637 ha. Trong đó có 88 ha nhiễm nhẹ và 89 ha nhiễm trung bình. Tuy nhiên không có diện tích nào bị cháy. Đã phòng trừ được 109 ha.
+ Bọ xít: Vụ xuân năm nay bọ xít có mật độ thấp hơn cụ xuân năm trước, xuất hiện từ giữa tháng4 nới mật độ trung bình 3-4 c/m2, nơi cao 5-7 c/m2 cục bộ 8-10 c/m2. Diện tích hại nhẹ 156,7 ha, phòng trừ được 86,5ha.
+ Chuột: Vụ xuân này chuột phá hoại mạnh hơn các vụ xuân trước. Tỷ lệ dảnh hại từ 3-5%; cục bộ 10-15%. Diện tích gây hại cả vụ là 453 ha trong đó có 119 ha nhiễm trung bình. Toàn huyện phòng trừ được 326 diện tích gây hại.
+ Đặc biệt vụ xuân năm nay về bệnh có suất hiện bệnh lùn sọc đen với diện tích 0,9ha. Tỷ lệ hại trung bình 8-15%, cao 30-40%, tiêu hủy 850m2.
+ Bệnh đạo ôn lá: Do rét và mưa phùn ở tháng và tháng4 nên bệnh có cao hơn năm trước. Tỷ lệ hại 2-3%, cao 5-7% Diện tích nhiễm trung bình 369,5ha, trong đó nhiễm trung bình 72 ha, 5ha nhiễm nặng. Diênh tích phòng trừ 125ha.
+ Bệnh khô vằn: Suất hiện muộn hơn vụ trước ( từ giữa tháng 4 trở đi ) tỷ lệ hại trung bình 3-5%, cao 8-12%, nặng 15-20%. Diện tích hại 784,5 nặng, trong đó có 288 ha nhiễm trung bình và 124,5 ha nhiễm nặng.
Ngoài ra còn có ốc bươu vàng ở đầu vụ, bệnh sinh lý, bọ trĩ, ruồi đục ngọn gây hại rải rác.
2. Trên cây đỗ tương: - Có sâu cuốn lá gây hại từ nhẹ đến trung bình cục bộ ổ nặng. Tỷ lệ hại trung bình 5-8%, cục bộ 20-30%. Diện tích hại 27,3ha.
- Bệnh lở cổ rễ trên cây đỗ tương xuất hiện ở đầu vụ gây hại nhẹ rải rác.
3. Trên cây chè:
- Rầy xanh gây hại từ nhẹ đến trung bình. Diện tích hại 254,5 ha.
- Bọ xít muỗi gây hại từ nhẹ đến trung bình 222,4 ha. Đã phòng trừ
- Nhện đỏ diện tích gây hại 255 ha. Bọ cánh tơ gây hại với diện tích 165,7ha.
Ngoài ra còn có bệnh chết loang, bệnh phồng lá hại nhẹ rải rác.
4. Trên cây ngô, rau đậu vụ xuân: Bệnh khô vằn, rệp cờ gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra còn có châu chấu, sâu ăn lá gây hại nhẹ rải rác.
5. Trên cây lâm nghiệp có sâu ăn lá gây hại nhẹ, bệnh khô cành gây hại nhẹ rải rác.
B. CÔNG TÁC THAM MƯU CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Công tác tham mưu:
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện tham mưu với UBND huyện ra văn bản số 167/UBND ngày 26/03/2010 về phòng chống bệnh lùn sọc đen trện lá vụ xuân năm 2010.
- Quyết định số 239/QĐ- UBND V/v tiêu hủy lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen trên địa bàn xã Phúc Khánh.
- Công văn số 206/CV- BVTV. V/v tiêu diệt chuột hại bảo vệ mùa màng
2. Công tác chỉ đạo:
- Ngay từ đầu vụ, Trạm đã xây dựng phương án BVTV vụ xuân 2010 và tích cực chỉ đạo cơ sở phòng trừ theo phương án.
- Hàng tháng ngày từ đầu tháng Trạm ra thông báo chỉ đạo sâu bệnh của tháng đó. Cao điểm (tháng 4,5) Trạm ra thông báo 10 ngày 1lần để chỉ đạo cơ sở phòng trừ.
- Trạm đã phối kết hợp với cán bộ các ngành liên quan của huyện và của tỉnh tăng cường tập huấn cho dân để tăng cường phòng trừ sâu bệnh.
- Trạm phối kết hợp với Đài truyền hình huyện xây dựng băng khoa giáo về sâu bệnh vụ xuân 2010 và cách phòng trừ, được nông dân đánh giá cao.
3. Về tồn tại: Tổ khuyến nông của 1 số xã vùng sâu còn có biểu hiện lơ là trong cao điểm, cần phải được khắc phục kịp thời.
4. Kết quản phòng trừ;
Diện tích nhiễm sâu bệnh vụ xuân trên cây lúa là 1341ha. Trong đó có 575 ha nhiễm trung bình, diện tích nhiễm nặng 355 ha. còn lại là diện tích nhiễm nhẹ. Diện tích phòng trừ 1120,8 ha. Tỷ lệ thiệt hại chung cả huyện 0,68 %.
IV. CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT (KHKT).
Trong vụ xuân 2010 Trạm BVTV Yên Lập đã xây dựng mô hình thâm canh lúa cait tiến (SRI) với diện tích 2,0 ha với 16 hộ tham gia. Kết quả lượng thóc giống giảm 50% so với tập quán, lượng nước tưới giảm 50%, lượng đạm giảm 30%. Năng suất tăng so với tập quán 25%.
V. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA - KIẺM DỊCH THỰC VẬT
1. Trong vụ Trạm đã phối kết hợp với đoàn thanh tra liên nghành kiểm tra được 30/77 đại lý dịch vụ buôn bán thuốc BVTV. Đa số các đại lý đều chấp hành tốt. Có 2 đại lý cố tình vi phạm ( để chứng chỉ hết hạn lâu ngày) phải cử lý phạt hành chính ( Đội quản lý thị trường làm thủ tục phạt 500.000đồng)
2. Về công tác kiểm dịch thực vật: Đã kiểm tra nhập giống của các tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện. Kết quả Trạm Khuyến Nông nhập 51 tấn có đủ thủ tục giấy tờ cần thiết. Kiểm tra 6 đại lý giống nhập về 7,5 tấn thóc giống cũng có đủ thủ tục theo quy định.
VI. KẾT LUẬN
Vụ xuân 2010 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, khô hạn keo dài, nhưng với quyết tâm chỉ đạo phòng trừ cao nên sâu bệnh xẩy ra trên địa bàn chỉ ở mức nhẹ, tỷ lệ thiệt hại thấp, đảm bảo an toàn cho mùa màng. Lúa xuân 2010 có năng suất cao nhất từ trước tới nay.
Đề nghị UBND huyện, Chi cục BVTV Phú thọ tăng cường thêm nhân lực cho Trạm để Trạm BVTV Yên lập hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra.
Nơi nhận:
_ TTHU-HĐND (B/c)
_ CT PCT, CCBVTV (B/c)
_ Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
Phùng Hữu Quý
|