Vụ mùa 2009, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đoàn thể về việc áp dụng cơ cấu giống cây trồng và các biện pháp thâm canh, phòng trừ sâu bệnh được thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết nắng nóng, hạn, lượng mưa ít phân bố không đều, sâu bệnh phát triển mạnh đã ảnh hưởng đến công tác BVTV. Để đánh giá chính xác kết quả hoạt động của công tác BVTV trong vụ mùa năm 2009, Trạm BVTV TP Việt Trì sơ kết lại những nội dung như sau:
I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BVTV VỤ MÙA:
1- Kết quả theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh:
- Công tác điều tra, theo dõi và nắm bắt tình hình sâu bệnh trên cây trồng là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện thường xuyên, điều tra định kỳ vào thứ 2,3,4 hàng tuần.
- Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng dưới đây (bảng 1+2).
+ Diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ: (Bảng 1)
Đối tượng
|
Diện tích nhiễm (ha lượt)
|
Diện tích
phòng trừ (ha)
|
Nhẹ - TB
|
Nặng
|
Tổng số
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
142,2
|
1105,5
|
1247,7
|
1150,0
|
Sâu đục thân
|
207,8
|
|
207,8
|
207,8
|
Bệnh khô vằn
|
246,0
|
34,0
|
280,0
|
250,0
|
Bệnh bạc lá, ĐSVK
|
14,0
|
|
14,0
|
10,0
|
Bọ rầy
|
31,6
|
|
31,6
|
10,0
|
Bệnh sinh lý
|
160,7
|
|
160,7
|
160,7
|
Ốc bươu vàng
|
56,3
|
|
56,3
|
37,5
|
Chuột
|
75,0
|
28,0
|
103,0
|
103,0
|
Châu chấu
|
14,4
|
|
14,4
|
10,0
|
Cộng:
|
948,0
|
1167,5
|
2115,5
|
1939,0
|
+ Diện tích bị thiệt hại: (Bảng 2)
Đối tượng
|
Diện tích bị hại (ha lượt)
|
Tỷ lệ thiệt hại (%)
|
Nhẹ - TB
|
Nặng
|
Hại>70%
|
Tổng số
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
240
|
81
|
|
321
|
0,64
|
Sâu đục thân
|
9
|
|
|
9
|
0,02
|
Bệnh khô vằn
|
246
|
34
|
|
280
|
0,57
|
Chuột
|
75
|
28
|
|
103
|
0,32
|
Cộng
|
570
|
143
|
|
713
|
1,55
|
* Đánh giá nhận xét:
- Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh 2115,5 ha lượt, trong đó diện tích nhiễm nặng 1167,5 ha lượt (chiếm 55,6 % DTN).
- Diện tích bị thiệt hại: 713 ha lượt. Trong đó diện tích bị hại nặng là 143 ha lượt (chiếm 20,1% DTTH).
- Thiệt hại sâu bệnh vụ mùa 2009 là 1,55%. Trong đó: mùa sớm thiệt hại 1,46%; mùa trung thiệt hại 1,80%.
- Cao điểm sâu bệnh: Xác định từ 01/8 đến 15/9, thời gian phát sinh tương đương với TBNN. Qui mô, mức độ hại nhẹ hơn TBNN và tương đương với vụ mùa 2008.
2- Diễn biến của các đối tượng dịch hại chủ yếu:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh phát triển rất mạnh trên toàn bộ diện tích lúa mùa. Thời gian phát sinh tương đương với vụ mùa 2008. Tổng diện tích nhiễm: 1.247,7ha, trong đó nhiễm nhẹ - TB: 142,2ha; nhiễm nặng đến rất nặng: 1105,5 ha. Mật độ sâu non TB: 14,5 - 40 c/m2; cao 80 - 100 c/m2, cục bộ >200 c/m2 (Thuỵ Vân, Sông Lô, Trưng Vương, Kim Đức, Dữu Lâu, Hy Cương...). Cao điểm gây hại lứa 5 từ 23 - 27/7, mật độ TB 16 c/m2, cao 32 c/m2 ; Lứa 6 cao điểm từ 22 - 26/8, mật độ TB 60 c/m2, cao 150 c/m2 . Diện tích được phòng trừ: 1.150 ha ( đạt 83 %TDT ).
- Sâu đục thân: Phát sinh phát triển trên diện tương đối rộng và sớm hơn vụ mùa 2008 khoảng một tuần. Mật độ ổ trứng TB 0,1ổ/m2, cao 0,5 ổ/m2. Đặc biệt trên lúa mùa muộn, mật độ ổ trứng TB 12 - 20 ổ/m2(Sông Lô). Cao điểm gây hại từ 14 - 18/8( đối với lúa mùa sớm, mùa trung ); Cao điểm hại từ 15 - 20/9 ( đối với lúa mùa muộn ). Diện tích nhiễm 207,8 ha, tập trung ở các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Dữu Lâu, Thụy Vân, Kim Đức, Thanh Đình, Chu Hoá...Diện tích phòng trừ 207,8 ha ( đạt 100 %DTN )
- Bệnh khô vằn: Bệnh phát triển và lây lan trên diện rộng, thời gian bắt đầu xuất hiện vào hạ tuần tháng 7, muộn hơn vụ mùa 2008 khoảng một tuần. Cao điểm phát gây hại từ 5 - 25/8. Tỷ lệ dảnh hại TB: 10 - 20%dh; CSB 1,5 - 2,5; Tổng diện tích nhiễm 280 ha; trong đó nhiễm năng 34 ha. Bệnh gây hại nặng chủ yếu trên những ruộng cây dầy, thâm canh cao, chăm sóc bón phân không cân đối... điển hình ở các xã: Thuỵ Vân, Trưng Vương, Sông Lô, Dữu Lâu, Kim Đức, Vân Phú... Diện tích phòng trừ 250 ha, đạt 89,3% DTN.
- Chuột hại: Phát sinh gây hại trên tất cả các trà trong suất các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Qui mô, mức độ hại tương đương với TBNN và nặng hơn vụ mùa 2008. Cao điểm gây hại mạnh nhất từ đầu đến giữa tháng 8 trong giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Tỷ lệ hại TB 0,23 - 5%DH, cục bộ hại 20 - 30%DH. Diện tích nhiễm 103 ha, trong đó nhiễm nặng 28 ha phát sinh ở các xã Phượng Lâu, Dữu Lâu, Kim Đức, Thanh Đình, Minh Nông...
- Bệnh sinh lý: Phát sinh phát triển trên diện tương đối rộng, giai đoạn lúa đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ - TB. Bệnh phát sinh khoảng đầu tuần tháng 7 trong điều kiện thời tiết nắng nóng và một số nơi bị ô nhiễm nước thải. Diện tích nhiễm: 160,7 ha. Bệnh sinh lý phát sinh nhiều tại các xã: Trưng Vương, Thanh Miếu, Sông Lô, Dữu Lâu...Diện tích được khắc phục 160,7 ha (đạt 100%).
- Bệnh bạch lá, ĐSVK: Phát sinh phát triển trên diện hẹp, chủ yếu trên giống lúa Thục Hưng, Q-ưu 1, Kim ưu 18... Thời gian bệnh xuất hiện vào đầu tuần tháng 8, cao điểm gây hại từ 20 - 25/8 trong giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông. Diện tích nhiễm 14 ha phát sinh ở các xã Trưng Vương, Dữu Lâu, Thanh Miếu...Diện tích phòng trừ 10 ha.
- Ngoài ra: Bọ rầy, bọ xít, châu chấu hại nhẹ.
3-Kết quả theo dõi sâu bệnh liên quan đến thời vụ và giống lúa:
- Đối với trà vụ: Nhìn chung sâu bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các trà: Trà mùa sớm thiệt hại sâu bệnh thấp nhất ( 1,46% ). Trà mùa trung mức thiệt hại cao hơn mùa sớm ( 1,80% ). Sâu bệnh trà mùa muộn phát sinh và gây hại nặng nhất, đặc biệt là sâu đục thân (nhiễm 100% diện tích), thiệt hại cục bộ đến 30 - 50%NS.
- Liên quan các giống: Giống KD18, BTST, Q ưu1, Thục hưng, N.ưu838, hương thơm... đều nhiễm sâu CLN, sâu đục thân, khô vằn, bạc lá. Trong đó giống lúa lai trung quốc nhiễm sâu bệnh năng hơn; Giống Thục hưng, Kim Ưu nhiễm bệnh bạc lá nặng.
4- Kết quả công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh:
Công tác điều tra DTDB sâu bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của công tác BVTV, là cơ sở để tổ chức triển khai chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.
Vụ mùa 2009, Trạm đã tổ chức thực hiện 24 kỳ điều tra DTDB và thống kê diện tích sâu bệnh, tổ chức 4 kỳ điều tra bổ sung trước cao điểm sâu bệnh, 1 kỳ điều tra đánh giá thiệt hại sâu bệnh vụ. Trên cơ sở nắm chắc tình hình sâu bệnh đồng ruộng và các yếu tố sinh thái đồng ruộng, Trạm đã thực hiện 9 kỳ thông báo, dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hàng tháng và cao điểm xuống Cơ sở sản xuất.
Đánh giá chung: Công tác điều tra DTDB sâu bệnh được thực hiện đúng quy định của ngành. DTDB sâu bệnh chính xác, kịp thời đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.
5- Kết quả công tác quản lý Nhà nước về BVTV:
Vụ mùa 2009, công tác quản lý Nhà nước về BVTV và KDTV được triển khai tích cực và hiệu quả:
- Trạm BVTV xây dựng và triển khai Phương án kế hoạch BVTV, các quy trình, biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh xuống cơ sở, đã đáp ứng yêu cầu và góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
- Mạng lưới khuyến nông, BVTV được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện được vai trò, chức năng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng kỹ thuật, tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nhất là sự nhận thức về công tác BVTV.
- Công tác thanh tra: Trạm phối hợp với Thanh tra Chi cục kiểm tra việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn thường xuyên, không có thuốc kém phẩm chất, thuốc ngoài danh mục đem bán ra thị trường. Đã thanh kiểm tra 12 lượt đại lý kinh doanh, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên rau gồm 6 hộ nông dân không có vi phạm.
- Công tác kiểm dịch thực vật: Trạm BVTV thường xuyên kiểm tra theo dõi dịch hại trên cây trồng sau nhập khẩu ( lúa, ngô ); Phối hợp với trạm KDTV kiểm tra mọt Mexico trên đậu đỗ tại các chợ đầu mối trên địa bàn phát hiện mọt Mexico trên đậu trắng tại chợ Trung tâm ( Số lượng 2kg ); Định kỳ kiểm tra một số hàng hóa nông sản trong kho ( vải sợi, man bia, lúa giống, ngô giống...) đảm bảo thường xuyên, đã phòng ngừa không để các đối tượng kiểm dịch thực vật phát sinh gây hại.
- Trong năm đã tích cực tuyên truyền pháp lệnh bảo vệ và KDTV cũng như những văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BVTV đến Cơ sở và nhân dân.
6- Kết quả triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất:
- Tram tích cực phối hợp với các phòng ban Thành phố ( Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Phòng Kinh Tế ) tham gia giảng dạy các lớp day nghề trồng rau an toàn cho hội viên Phụ Nữ, Nông Dân các xã Kim Đức, Minh Nông, Tân Đức, Bạch Hạc.
- Trạm phối hợp với phòng Kinh Tế TP tổ chức 2 lóp huấn luyện IPM trên rau đậu cho 83 Nông dân vùng rau xã Tân Đức.
- Trong vụ mùa Trạm tổ chức 4 buổi tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa SRI cho 200 lượt nông dân các xã Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu; Phối hợp với Khuyến nông xã Phượng Lâu triển khai áp dụng thành công mô hình SRI tại Khu gò nuôi, gồm 2,3ha với 58 hộ ND tham gia. Bước đầu bà con nông dân đã ghi nhận kết quả có nhiều ưu điểm so với cấy lúa tập quán như giảm lượng giống 60%, giảm nước 1-2 lần bơm tưới, giảm phun thuốc BVTV 1-2 lần.
II- KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH VỤ MÙA:
1- Chỉ đạo phòng trừ:
Xác định vụ mùa 2009, nhiễm sâu bệnh nặng, có nguy cơ gây hại lớn đến năng suất, sản lượng lúa. UBND thành phố đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, phân công các thành viên phụ trách đến các xã, phường. Thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở triển khai chiến dịch phòng trừ sâu bệnh trên lúa mùa.
- UBND thành phố ra công văn số 1502/UBND-KT ngày 12/8/2009, chỉ đạo xuống UBND các Phường, xã thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh vụ mùa từ 18 - 23/8/2009.
- Phòng kinh tế phối hợp với trạm BVTV thành phố đi kiểm tra nắm bắt tình hình và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh tại các xã trọng điểm: Thuỵ Vân, Sông Lô, Trưng Vương, Thanh Miếu, Dữu Lâu, Phượng Lâu, Hùng Lô, Thanh Đình, Chu Hoá...
- Trạm BVTV thành phố ra thông báo và chỉ đạo kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 10 ngày/lần trong cao điểm; Thông báo sâu bệnh số 14, 15, 16, 17, 18 gồm các ngày 20/7, 3/8, 12/8, 23/8, 3/9 liên tục đã thông tin chỉ đạo kịp thời xuông Cơ sở.
- Đối với cơ sở: Có 21/21 phường, xã duy trì và kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Ra công văn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa mùa, xác định cụ thể diện tích và đối tượng dịch hại cần phòng trừ.
- Tổ khuyến nông cơ sở, cán bộ HTXN2 đã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nắm bắt diễn biến tình hình sâu bệnh đến các khu đồng, tổ chức công tác tập huấn kỹ thuật BVTV, hướng dẫn và đôn đốc nhân dân thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo khung lịch chỉ đạo
- Các HTX N2, Tổ khuyến nông và các đại lý thuốc BVTV đã tổ chức dịch vụ cung ứng thuốc BVTV trên địa bàn đảm bảo về chất lượng, số lượng, giá bán ổn định đến nông dân, không có hiện tượng ép giá người mua hoặc bán thuốc ngoài danh mục.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chiến dịch phòng trừ sâu bệnh được thông tin sâu rộng đến nông dân thông qua loa đài, tập huấn và cấp phát tài liệu.
2- Kết quả phòng trừ:
- Tổng diện tích được phòng trừ sâu bệnh trong vụ là: 1.939 ha lượt (đạt 91,6 % DTN). Nguy cơ gây sâu bệnh hại nặng đến vụ mùa được dập tắt. Tỷ lệ thiệt hại chung cả vụ thấp (1,55%NS); trong đó mùa sớm thiệt hại 1,46%NS; mùa trung thiệt hại 1,80%NS. Tuy nhiên, cục bộ còn một số diện tích thiệt hại nặng.
- Công tác chỉ đạo và thực hiện phòng trừ xuống cơ sở có sự thống nhất, và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt; Nông dân thực hiện việc phòng trừ sâu bệnh theo đúng lịch chỉ đạo của Tỉnh và Thành Phố; Việc cung ứng thuốc BVTV trên địa bàn đầy đủ, đảm bảo chất lượng, chủng loại đáp ứng yêu cầu cho chiến dịch.
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1- Ưu điểm:
Vụ mùa 2009, diễn biến tình hình sâu bệnh rất phức tạp, có quy mô và mức độ hại cao hơn TBNN, và tương đương với vụ mùa 2008. Song có sự chỉ đạo rất sát sao của các cấp từ Tỉnh, Thành phố xuống xã, phường. Đặc biệt là sự tích cực của cơ sở và bà con nông dân đã thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ an toàn dịch hại cho lúa mùa.
- Công tác BVTV triển khai sớm, chủ động, việc điều tra DTDB sâu bệnh thực hiện thường xuyên, chính xác; Công tác khuyến nông BVTV được củng cố và hoạt động tích cực. Công tác tuyên truyền tập huấn tại cơ sở được triển khai rộng rãi đã từng bước nâng cao kiến thức về kỹ thuật BVTV đến hộ dân.
- Công tác phối hợp giữa Trạm BVTV với các phòng ban liên quan ở Thành phố và chính quyền Cơ sở đảm bảo, gắn kết trong quản lý và chỉ đạo phòng trừ trừ sâu bệnh, đảm bảo mục tiêu chung là bảo vệ mùa màng an toàn.
2- Một số khó khăn, tồn tại :
- Địa hình đồng ruộng có nhiều phức tạp, nhiều diện tích sâu trũng, lầy thụt và ô nhiễm nước thải, đồng dộc manh múi, thực hiện các biện pháp canh tác khó khăn và khó đồng bộ. Từ các yếu tố trên dẫn đến diễn biến sâu bệnh cũng phức tạp, việc triển khai phòng trừ sâu bệnh tập trung gặp nhiều trở ngại.
- Một số phường, xã còn chủ quan, lơ là trong công tác BVTV. Sự chỉ đạo của chính quyền xã với trách nhiệm chưa thực sự cao, còn giao khoán công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cho HTX N2 và tổ khuyến nông, không sát sao với thực tế, không nắm bắt hết tình hình sâu bệnh trên địa bàn quản lý, nên đã ảnh hưởng chung đến công tác bảo vệ thực vật của thành phố.
- Một phần không nhỏ các hộ dân là bán và phi nông nghiệp, không mặn mà với đồng ruộng, không tập trung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, việc phòng trừ sâu bệnh chưa được chú trọng, Nhiều hộ dân thực hiện việc phòng trừ không đảm bảo kỹ thuật, do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết, do đó hiệu quả phòng trừ sâu bệnh chưa cao, một số diện tích còn bị thiệt hại nặng.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV P.Thọ
- TTTU, HĐND, UBND TP (Thay báo cáo)
- Phòng Kinh Tế
- UBND xã, phường, HTX
- Lưu tram
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Hùng
|