báo cao kết quả phòng trừ bệnh lùn sọc đen trên ngô
Thanh Sơn - Tháng 5/2010

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

BÁO CÁO

KẾT QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN TRÊN NGÔ

                                       TAI 2 XÃ SƠN HÙNG VÀ VÕ MIẾU

          Căn cứ vào thông báo số 87/TB-BVTV ngày 4/5/2010 của Chi cục Bảo vệ thực Phú thọ về bệnh lùn sọc đen gây hại trên ngô tại thôn Đầu vườn, nông trường thuộc xã Sơn Hùng và thôn Tân bình xã Võ Miếu. Báo cáo số 06 của trạm Bảo vệ thực vật huyện về  kết quả điều tra bệnh hại ngô. Thực hiện kế hoạch số 305/KH-UBND huyện Thanh sơn ngày 5/5/2010 về việc phun phòng trừ Rầy và tiêu huỷ ngô bị bệnh lùn sọc đen tại 2 xã Sơn Hùng và Võ Miếu. QĐ số 996/QĐ-UBND huyện Thanh sơn về việc thành lập tổ công tác phun phòng trừ rầy và tiêu huỷ cây bị bệnh.Tổ công tác cùng với UBND 2 xã và bà con nông dân đã tích cực tổ chức phòng trừ rầy trên diện tích  45 ha( lúa, lạc, đỗ,ngô) tiêu huỷ cây bị bệnh trên diện tích 5,54 ha với kết quả cụ thể sau:

              I. Công tác chỉ đạo:

             a. Cấp tỉnh:

                  + Ngày 4/5/2010 Chi cục bảo vệ thực vật đã ra thông báo số 87/TB –BVTV   về bệnh lùn sọc đen gây hại  trên ngô tại 2 xã Sơn Hùng, Võ miếu  và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ, tiêu huỷ cây bị  bệnh.

             + Ngày 4/5/2010 Lãnh đạo Sở NN&PTNT và lãnh đạo Chi cục BVTV đã tiến hành đi kiểm tra tình hình bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ của UBND huyện Thanh Sơn  trên địa bàn 2 xã bị bệnh.

+ Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với đài truyền hình tỉnh đưa tin về bệnh lùn sọc đen để tuyên truyền hướng dẫn nông dân nhận biết và các biện pháp phòng trừ kịp thời, Tổ chức vận chuyển 03 máy phun thuốc động cơ. Cử cán bộ tăng cường  chỉ dạo công tác dập dịch giúp cho cơ sở tổ chức phun phòng trừ nhanh gọn đúng tiến độ.

             b.Cấp huyện:

              + Ngày 4/5/2010 Lãnh đạo UBND huyện cùng các phòng ban chuyên môn đã tiến hành kiểm tra khu vực ngô bị bệnh tại 2 xã Sơn Hùng và xã Võ Miếu. Chỉ đạo UBND 2 xã phân công cán bộ xuống chỉ đạo dập dịch, họp dân thông báo tình hình dịch bệnh. Thực hiện kế hoạch dập dịch của huyện, tổ chức huy động nhân dân tham gia phun trừ Rầy, thu gom tiêu huỷ cây bệnh đảm bảo không để nguồn bệnh tồn tại cho vụ sau.

               + Ngày 5/5/2010 Ra quyết định thành lập tổ công tác dâp dịch, Giao nhiệm  vụ cụ thể cho các thành viên và  xây dựng kế hoạch dập dịch, chuẩn bị kinh phí cho dập dịch.

               + Chiều ngày 5/5/2010 tổ công tác theo sự phân công của UBND huyện gồm 03 đồng chi trong khối nông nghiệp đã xuống phối hợp với cán bộ UBND 2 xã, khuyến nông, trưởng khu hành chính đã tiến hành nghiệm thu diện tích ngô cần phải tiêu huỷ và diện tích các cây trồng có trong vùng dịch phải phun trừ rầy môi giới,    

               c. Cấp xã:

             + UBND phân công cán bộ xuống chỉ đạo khu dân cư họp dân, thông báo tình hình bệnh và kế hoạch tổ chức phòng trừ rầy.

               + Phối hợp với tổ công tác của huyện thống kê diện tích cần tiêu huỷ và diện tích cần phun thuốc trừ rầy môi giới.

               + Huy động nhân dân tham gia phun thuốc dập dịch và lực lượng dân quân tự vệ tham gia tổ chức dập dịch( xã Sơn Hùng)

               II. Kết quả phun trừ Rầy và tiêu huỷ cây bệnh.

               a. Kết quả phun thuốc trừ Rầy            

               Do có sự chuyển bị máy phun thuốc, thuốc Bảo vệ thực vật đầy đủ.  Sự chỉ đạo sát sao của tổ công tác, UBND xã cùng với sự tham gia nhiệt tình của một số bà con nông dân và lực lượng dân quân tự vệ(xã Sơn Hùng). Cho đén nay tổng diện tích 45 ha đã được tiến hành phun trừ rầy cụ thê:

                + Ngày 6- 8/5/2010 tiến hành tổ chức phun tại xã Sơn Hùng với tổng diện

tích 28 ha(17 ha ngô, 11ha lúa, lạc, đỗ)

                +Ngày 9-10 tiến hành tổ chức  phun tại xã Võ Miếu với diện tích phun là 17 ha ( 10 ha ngô, 7 ha lúa, lạc, đỗ)

               b. Kết quả tiêu huỷ cây bệnh.

                + Ngày 12 -14/5/2010 tiến hành thu gom tiêu huỷ cây bị bệnh tại xã Sơn hùng.

                 + Ngày 13/5/2010 tiến hành thu gom tiêu huỷ cây bị bệnh ha tại xã  Võ miếu. Tổng diện tích ngô bị bệnh lùn sọc đen 5,54 ha( Sơn Hùng 5 ha, Võ Miếu 0,54 ha) đã được thu gom và sử lý theo đúng kỹ thuật.

                  III. Khó khăn và tồn tại

                 Sau tổ chức đợt phòng trừ tổ công tác và các thành viên tham gia dập dịch của  2 xã đã tổ chức họp và rút kinh nghiệm còn một số khó khăn tồn tại sau:

                 + Do bệnh mới xuất hiện đầu tiên trên vùng thâm canh ngô một số bà con nông dân còn nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của bệnh,  không tham gia trong công tác dập dịch và tiêu huỷ cây bệnh.

                  + Cán bộ khuyến nông lần đầu tiên tham gia dập dịch do vậy còn lúng túng chưa chủ động trong việc bố trí lực lượng tham gia dập dịch. Công tác tổ chức tuyên truyền còn hạn chế về chuyên môn.

                 

                 IV. Đề xuất, kiến nghị.

                + Đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã thường xuyên quan tâm đến công tác chỉ đạo nông nghiệp đặc biệt là các đối tượng bệnh mới xuất hiện trên lúa, ngô hiện nay. chỉ đạo khuyến nông phải thường xuyên bám sát đồng ruộng phát hiện kip thời các đối tượng sâu bệnh đặc biệt đối tượng rầy môi giới truyền bệnh trên lúa, ngô vụ mùa và xây dựng quỹ dự phòng dập dịch tại địa phương đề phòng  khi có dịch xảy ra

                + Đề nghị huyện hỗ trự giống đậu tương cho 2 xã có diện tích bị bệnh để chuyể đổi cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích

Nơi nhận:                                                                                                   Trạm Trưởng

-Chi cục BVTV Tỉnh(B/C)

-UBND huyện(B/C)

-Phòng NN.

-Lưu                                                                                           Nguyễn Thị Hải

                  

                    

                

    

       

 

       

                      

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...