Thông báo tình hình SVGH tháng 8, dự báo tình hình SVGH tháng 9
Tam Nông - Tháng 9/2020

(Từ ngày 01/09/2020 đến ngày 30/09/2020)

CHI CỤC TT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV TAM NÔNG


Số: 58/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 04 tháng 9 năm 2020

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 8/2020

báo tình hình SVGH tháng 9/2020

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 8/2020:

1. Trên lúa sớm:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 444,8 ha (Nhiễm nhẹ 145,2 ha, trung bình 198,8 ha, nặng 100,8 ha (Vạn Xuân, Lam Sơn, Hương Nộn)); giảm so với CKNT 320 ha. Diện tích đã phòng trừ 300 ha).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 145,2 ha (Nhiễm nhẹ 88,9 ha, trung bình 56,3 ha (Vạn Xuân, Lam Sơn, Bắc Sơn, Thanh Uyên)); giảm so với CKNT 156,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 56,3 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 32,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ; tăng so với CKNT 32,7 ha.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 56,3 ha (Nhiễm nhẹ 44,5 ha, trung bình 11,8 ha); tăng so với CKNT 6,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 56,3 ha.

2. Trên lúa trung:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 623,7 ha (Nhiễm nhẹ 223,7 ha, trung bình 247,5 ha, nặng 152,5 ha (Vạn Xuân, Lam Sơn, Dân Quyền, Bắc Sơn)); tăng so với CKNT 354,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 400 ha, lần 2 là 31,6 ha (Hương Nộn, Dân Quyền, Vạn Xuân).

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 243,1ha (Nhiễm nhẹ 141,9 ha, trung bình 101,2 ha); tăng so với CKNT 112,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 101,2 ha.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 43,3 ha (Nhiễm nhẹ 25,0 ha, trung bình 18,3 ha); tăng so với CKNT 43,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 43,3 ha.

- Sâu đục thân hai chấm: Diện tích nhiễm 12,8 ha (Nhiễm nhẹ 9,6 ha, trung bình 3,2 ha); tăng so với CKNT 12,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 3,2 ha.

3. Trên ngô hè thu:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 28,0 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 28,0 ha.

Ngoài ra: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá gây hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 9/2020:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại mạnh vào trung tuần tháng 9, cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ kịp thời khi mật độ rầy tới ngưỡng. Các xã cần chú ý: Vạn Xuân, Lam Sơn, Bắc Sơn, Dân Quyền, ...

- Bệnh khô vằn: Trong những ngày tới, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên các ruộng lúa bị đổ sau mưa dông. Tất cả các xã cần lưu ý.

- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục di chuyển và đẻ trứng trên trà mùa trung, sâu non gây bông bạc nhẹ, cục bộ nặng trên những ruộng trỗ bông muộn.

Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ ổ.

2. Trên cây ngô thu đông: Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô mới trồng mức độ hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, sâu đục cành, rệp các loại, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Laroma 700WG, Virtako 40WG, Shepatin 36 EC, Sieuray 250WP, Penalty 40WP, Midan 10 WP,  Karate® 2.5 EC, Boxing 405EC, ...

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Starner 20WP, Captivan 400WP, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Tilt Super 300EC, ...

* Các đối tượng khác: Tiếp tục theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô:

+ Thu hoạch những diện tích ngô hè thu đã già; Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng ngô thu đông

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)

+ Biện pháp hoá học: Tổ chức kiểm tra thường xuyên trên ngô mới trồng, nhất là giai đoạn ngô 2 – 5 lá.  Khi phát hiện mật độ sâu keo mùa thu từ 4 con/m2 trở lên phải tiến hành phòng trừ. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emaben 2.0 EC, Dylan 10EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Emagold 160SC, Match 050EC, Lufenron 050EC, ... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều mát.

3. Trên cây bưởi: Xử lý sâu đục thân, cành bằng các biện pháp thủ công. Phòng trừ kịp thời bệnh loét, chảy gôm, nhện, rầy rệp các loại,...

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện;

- Các ban ngành liên quan;

- UBND các xã và thị trấn;

- Lưu. bvtv

TRƯỞNG TRẠM

(Đã ký)

Phạm Hùng


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...